Sinh địa hóa không đơn giản chỉ là các giai đoạn trong mỗi chu trình mà là biến đổi của mỗi giai đoạn dưới tác động của những yếu tố vô sinh và hữu sinh trong hệ sinh thái. Sự thay đổi mạnh mẽ nhất hiện nay chính là biến đổi khí hậu, kết quả của các hoạt động của con người, đặc biệt là tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch & phát thải khí nhà kính.
Dựa trên những hiểu biết về chu trình sinh địa hóa học dưới tác động của các driving forces, nhóm nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của con người lên sức khỏe của các hệ sinh thái, khả năng hoạt động, sự bền vững về cấu trúc & chức năng của các hệ sinh thái trước những biểu hiện tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Các hướng nghiên cứu chính:
- Đánh giá sức khỏe của hệ sinh thái rừng ngập mặn và định lượng các dòng khí nhà kính trao đổi giữa các hệ sinh thái nông nghiệp ở vùng Đồng Tháp Mười
- Đánh giá hiệu quả tự phục hồi của hệ sinh thái rừng ngập mặn bị bão tấn công ở khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
- Cân bằng carbon trong hệ sinh thái đất ngập nước theo mùa ở Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát, tỉnh Tây Ninh
- Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp canh tác, hoạt động kỹ thuật trong công tác trồng lúa lên năng suất và dòng khí nhà kính trao đổi
Thông tin liên hệ:
TS. Phạm Quỳnh Hương - pqhuong@hcmus.edu.vn
1. PTN Sinh môi - Bộ môn Sinh thái - Sinh học tiến hóa
2. Trung tâm Nghiên cứu Khí nhà kính và Biến đổi Khí hậu
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM
227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp.HCM