Bệnh xâm nhiễm qua đường tiêu hóa được gây ra chủ yếu bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Trong đó, tiêu chảy cấp là triệu chứng phổ biến nhất. Đây là nguyên nhân dẫn đến cái tử vong ở những người có hệ miễn dịch yếu (như người già trên 70 tuổi) hoặc hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh (như trẻ em dưới 5 tuổi), phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như Châu Á, Châu Phi và Châu Mĩ Latin. Hiện nay, các phương pháp điều trị như bổ sung điện giải, bù nước,… chưa triệt để loại bỏ mầm bệnh. Vì vậy, cần có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả là vaccine uống nhằm kích thích đáp ứng miễn dịch màng nhầy tiết IgA tại vị trí xâm nhiễm chống lại mầm bệnh tại vị trí xâm nhập. Tuy nhiên, nhằm hạn chế vấn đề về phân tán kháng nguyên cũng như hiện tượng dung nạp miễn dịch, kháng nguyên vaccine cần được định hướng đến tế bào M (microfold cell). Tế bào này được xem là ‘cửa ngõ’ của hệ miễn dịch niêm mạc, nằm trên lớp Peyer và màng đáy tế bào tạo thành hốc chứa các tế bào miễn dịch (tế bào T, B, tế bào tua,…). Đồng thời, lớp lông nhung tiêu giảm lộ ra những thụ thể bề mặt tế bào M, và lớp glyxcalyx kém phát triển tăng khả năng tiếp xúc của kháng nguyên vaccine đến các tế bào miễn dịch bên dưới. Trên bề mặt tế bào M, có rất nhiều loại thụ thể khác nhau; tuy nhiên, nhóm chúng tôi tập trung phát triển vào các cặp thụ thể-phối tử có bản chất là protein dễ dàng phát triển và nâng thành quy mô công nghiệp.
Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là bệnh trên tôm được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009. Sau đó, bệnh lây lan nhanh chóng ra các nước lân cận và hiện đã có mặt tại hầu hết các vùng sản xuất tôm chính trên thế giới, bệnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm toàn cầu. Khi mắc bệnh, tôm có biểu hiện hoại tử gan tụy, tỷ lệ gây chết lên đến 100 % và có thể nhanh chóng lây lan sang các khu vực nuôi lân cận. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do chủng Vibrio parahaemolyticus mang plasmid pVA1 chứa trình tự gen độc tố toxA và toxB. Gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra plasmid pVA1 có thể chuyển ngang trong chi Vibrio, và đã phát hiện có trong các chủng V. harveyi, V. owensii, V. campbelli.
Một thống kê về tình hình người bị thừa cân và béo phì với quy mô toàn cầu được thực hiện bởi WHO vào năm 2014 cho thấy những con số đáng lo ngại: 1,9 tỉ người thừa cân; 600 triệu người béo phì; và nhóm người này đang chiếm một tỉ lệ khá cao trong cơ cấu dân số thế giới, trong đó có Việt Nam, và xu hướng gia tăng của nhóm này ngày càng nhanh nên đây thực sự là vấn đề xã hội cần quan tâm đúng mức.
Virus đốm trắng (WSSV) là tác nhân có tỉ lệ gây chết ở tôm lên đến 100% sau 2–7 ngày. Để kiểm soát dịch đốm trắng, nhiều nghiên cứu vaccine phòng ngừa WSSV đã và đang được triển khai. Các công bố khoa học cho thấy: với yêu cầu gây đáp ứng miễn dịch liên tục; số lượng tôm lớn và kích thước nhỏ, chiến lược vaccine phối trộn với thức ăn có nhiều tiềm năng ứng dụng hơn so với vaccine dạng tiêm.
Các bạn sinh viên, nhất là sinh viên ở các trường về khoa học, kỹ thuật, và khoa học xã hội, chắc hẳn không ai không một lần trong đời sinh viên làm báo cáo có trích dẫn tài liệu tham khảo. Khi đó ngoài việc tìm kiếm thông tin từ gã khổng lồ Google thì có bao giờ bạn tự hỏi rằng có công cụ nào giúp bạn lấy thông tin, dữ liệu bài báo công bố một các thống nhất và hiệu quả chưa? Rồi các bạn học viên, nhất là học viên theo định hướng nghiên cứu, có khi nào “được” cán bộ hướng dẫn (CBHD) yêu cầu kiếm một tạp chí “được được, có số má” thuộc chuyên ngành mình để công bố chưa? Nếu bạn có một trong hai câu hỏi trên hay cả hai thì hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm thông tin và cơ sở để lựa chọn tạp chí đáp ứng nhu cầu “được được, có số má” của CBHD ha.
Việt Nam hiện là nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13 – 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới, ước tính thu về 3,5 – 4 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành nuôi tôm hiện nay đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong đó có dịch bệnh. Hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng trên tôm.
Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là bệnh trên tôm được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009. Sau đó, bệnh lây lan nhanh chóng ra các nước lân cận và hiện đã có mặt tại hầu hết các vùng sản xuất tôm chính trên thế giới, bệnh gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành tôm toàn cầu.