Hiện nay, các hình thức học tập và giảng dạy được đa dạng từ lớp học truyền thống đến các lớp học trực tuyến (online). Nhằm mục đích giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm sử dụng công cụ giúp tổ chức lớp học trực tuyến, Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học gởi đến Quý thầy cô và các bạn học sinh – sinh viên thông tin về các kinh nghiệm và công cụ mà chúng tôi đã sử dụng trong giảng dạy một số môn học dành cho sinh viên ngành Sinh học, ngành Công nghệ Sinh học, và các chương trình chất lượng cao ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM như sau:
1. Một số kinh nghiệm và lưu ý:
Chuẩn đầu ra (learning outcomes) của bài học và nội dung giảng dạy (content) là yếu tố quan trọng hàng đầu mà người dạy cần xác định trước khi lựa chọn công cụ giảng dạy.
Phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá là cơ sở để chọn lựa công cụ giảng dạy phù hợp và truyền tải nội dung đến người học, khuyến khích tự học,...
Công cụ quản lý lớp học (Learning Management System - LMS) rất cần thiết để thiết lập môi trường học tập trực tuyến cho sinh viên. Đây là kênh thông tin chính thức để Quý thầy cô có thể cung cấp nội dung bài giảng, thông báo, tương tác, phản hồi,... đến từng sinh viên tham gia lớp học; cũng như người học tương tác với nhau trong quá trình học. Quý thầy cô nên ưu tiên chọn LMS mà người học dễ sử dụng.
"Less is more": sử dụng "ít" công cụ với "nhiều/đa dạng" cách vận dụng. Điều này giúp người học làm quen với các công cụ, không bị áp lực vì luôn phải học cách thích nghi với các công cụ mới. Ngoài ra, không phải tất cả người học đều có máy tính nên công cụ cần phải phù hợp với sinh viên học trực tuyến bằng điện thoại.
Mô hình PR trong giảng dạy:
- Plan - Lên kế hoạch giảng dạy, đề cương chi tiết, bài giảng (lesson plan);
- Preparation - Chuẩn bị kỹ trước khi bắt đầu dạy với các việc như chọn công cụ, sử dụng thử trong vai trò người dạy và trong vai trò người học; luyện tập với trợ giảng;...
- Performance - Triển khai giảng dạy
- Reflection - chiêm nghiệm, đánh giá hiệu quả giảng dạy,; cải thiện các hạn chế.
2. Công cụ quản lý lớp học (LMS – Learning Management System)
Chúng tôi đã áp dụng thử một số công cụ quản lý lớp học trong giảng dạy trực tuyến như Google classroom, Canvas, và Microsoft team
GOOGLE CLASSROOM: Đây là công cụ miễn phí, dễ dàng thiết lập và sử dụng được cung cấp bởi google. Thầy cô và các bạn học sinh - sinh viên chỉ cần có tài khoản G-mail là có thể bắt đầu sử dụng.
Video hướng dẫn sử dụng do khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học thực hiện:
https://www.youtube.com/watch?v=X0SPEBOhGOQ&t=15s
CANVAS: Công cụ giúp quản lý lớp học miễn phí dành cho giáo viên với các chức năng đa dạng
Tạo tài khoản tại: https://canvas.instructure.com/login/canvas
Đọc các hướng dẫn sử dụng: https://community.canvaslms.com/
MICROSOFT TEAM là công cụ được sử dụng trong giảng dạy và các sự kiện trực tuyến như hội nghị khoa học, hội thảo,...: https://teams.microsoft.com/start ; Slide hướng dẫn sử dụng: http://bit.ly/microsoftteam2020
3. Công cụ tổ chức thảo luận nhóm – giảng dạy trực tuyến
Một số công cụ để thực hiện trao đổi và thảo luận nhóm như Zoom, Google hangouts meet, Skype, gọi nhóm trên Microsoft team,.... Đồng thời, Padlet, Lucidchart, Mindmeister, Canva, Jamboard, Miro,… có thể được áp dụng nhằm mục đích giúp người học tương tác, chia sẻ ý kiến,...
GOOGLE HANGOUTS MEET: Đây là một công cụ miễn phí không giới hạn thời gian cuộc gọi của google và đang được sử dụng tại Khoa. Video hướng dẫn sử dụng do Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học thực hiện: https://www.youtube.com/watch?v=dqTHnTrbz-U&t=301s
ZOOM được sử dụng phổ biến tuy nhiên sẽ giới hạn thời gian cuộc gọi là 40 phút nếu sử dụng tài khoản miễn phí https://www.zoom.us
PADLET là một công cụ rất hiệu quả trong việc tương tác, khuyến khích người học chia sẻ ý tưởng: https://padlet.com/. Padlet không giới hạn số lượng người cùng chia sẻ thông tin. Quý thầy cô có thể lưu thông tin chia sẻ của người học dưới dạng file PDF, Excel,... (tạo được 3 padlet miễn phí).
XMind, Lucidchart, Mindeister, Miro,...: xây dựng sơ đồ tư duy bài giảng (mindmap), tương tác nhóm bằng.
Jamboard, Padlet được dùng để khuyến khích người học suy nghĩ độc lập và đề xuất ý tưởng (Brainstroming).
4. Một số công cụ đa dạng hoá bài giảng – tài liệu và khảo sát / kiểm tra / đánh giá trong giảng dạy trực tuyến:
Để tổ chức giảng dạy trực tuyến hiệu quả, bên cạnh việc tổ chức các buổi dạy, thảo luận nhóm trực tuyến, chúng ta cần đa dạng hoá nguồn tài liệu – bài giảng. Bên cạnh các tài liệu truyền thống như sách, giáo trình, file powerpoint, thầy cô có thể quay phim/ghi âm bài giảng.
Quay phim – ghi âm bài giảng bằng powerpoint: https://www.youtube.com/watch?v=0-pkIMgNymw
Khảo sát nhanh, kiểm tra mức độ hiểu bài của người học:
- Kahoot là môt ứng dụng phổ biến và được áp dụng với nhiều mục đích khác nhau trong giảng dạy: https://kahoot.com/
- Polls – Multiple sites Polls: https://www.polleverywhere.com/; https://www.poll-maker.com/ http://www.questionpro.com/
- Mentimeter: https://www.mentimeter.com/
- Quizziz, Edmodo, Google form, Microsoft form là các công cụ phổ biến khác mà thầy cô có thể sử dụng
Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM rất mong nhận thêm các đóng góp và chia sẻ kinh nghiệm từ Quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp về việc giảng dạy trực tuyến để việc dạy và học ngày một năng động, hiệu quả trong bất kỳ bối cảnh nào.
Khi cần chia sẻ hoặc hỗ trợ, Quý thầy cô, đồng nghiệp, các bạn học sinh – sinh viên có thể liên hệ với chúng tôi qua:
Email: fbb@hcmus.edu.vn. Số điện thoại: 028 38 355 273
Fanpage: Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG - HCM
Website: http://www.fbb.hcmus.edu.vn
Các thông tin được tổng hợp dựa trên kinh nghiệm triển khai và tham khảo từ tài liệu:
Mishra, P. & Koehler, M.J. (2006). Technological Pedagogical Content Knowledge: A Framework for Teacher Knowledge. Teachers College Record, 108(6), 1017-1054. Retrieved May 8, 2021 from https://www.learntechlib.org/p/99246/.
Tổng hợp: Ngoc Bui