UNIVERSITY OF SCIENCE

Campus 1: 227 Nguyen Van Cu Street, Ward 4, District 5, Ho Chi Minh City

Campus 2: Linh Trung, Thu Duc District, Ho Chi Minh City

Hướng dẫn tạo CV hoàn chỉnh một cách chuyên nghiệp | Một hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình My Jobs đến từ Khoa Sinh học - CNSH năm 2024

20:15, 29/05/2024
2555
0

Nghị quyết số 36-NQ/TW đặt mục tiêu tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam là quốc gia có nền công nghệ sinh học phát triển trên thế giới, trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh; công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GDP... Mục tiêu đặt ra để phát triển công nghệ sinh học là lớn và nhiều thách thức, đòi hỏi sự tăng tốc, đột phá về cơ chế chính sách, thu hút nhân lực chất lượng cao và một chiến lược dài hơi cho lĩnh vực này. Với những ai đam mê và muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành này, việc có một CV ấn tượng và chuyên nghiệp là chìa khóa quan trọng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo CV cho khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học chuẩn, ấn tượng nhất.

 

1. Tầm quan trọng của việc đầu tư cho một CV của riêng bạn

Việc sở hữu một bản CV ấn tượng, chỉn chu sẽ giúp các bạn ứng viên có thể thể hiện năng lực của mình, mở rộng cơ hội tìm kiếm được những việc làm tốt hơn, cụ thể là:

1.1 Tăng cơ hội được bước vào vòng phỏng vấn

Tạo một CV tốt có thể mở rộng cơ hội phỏng vấn cho bạn, điều này là do một CV được đầu tư chỉn chu, chuyên nghiệp với thông tin rõ ràng và trình bày một cách khoa học sẽ tạo ấn tượng ban đầu tích cực với nhà tuyển dụng, giúp bạn có thể tiến sâu hơn trong quá trình ứng tuyển.

1.2 Xây dựng thương hiệu cá nhân

CV xin việc không chỉ đơn thuần là bản tóm tắt về học vấn và kinh nghiệm làm việc của bạn mà còn là công cụ mạnh mẽ giúp xây dựng và củng cố thương hiệu cá nhân. Trong ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học, điều này đặc biệt quan trọng vì nó giúp bạn nổi bật trong một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao cả trong thị trường lao động trong nước và quốc tế.

1.3 Chứng minh năng lực

CV xin việc cho phép bạn liệt kê các kinh nghiệm làm việc thực tế trong ngành, từ đó chứng minh rằng bạn đã từng tham gia và hoàn thành các dự án nghiên cứu khoa học trước đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể thể hiện những thành tựu/thành quả nghiên cứu và kinh nghiệm đã đạt được. Điều này không chỉ giúp bạn chứng minh, khẳng định năng lực của bản thân mà còn giúp nhà tuyển dụng có thể đánh giá một cách chính xác về bạn.

2. Cách xây dựng CV chuyên nghiệp và ấn tượng

Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn cách xây dựng một bản CV đúng chuẩn xu hướng năm 2024:Picture1

2.1 Thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là những điều căn bản nhất về bạn, là tiền đề để nhà tuyển dụng hiểu hơn về bạn. Khi viết thông tin cá nhân trong CV xin việc, bạn cần đảm bảo rằng các thông tin được cung cấp là chính xác, đầy đủ và chuyên nghiệp. Một số nội dung về bản thân bạn nên thể hiện trong CV xin việc là:

Tên đầy đủ của bạn

Địa chỉ liên lạc

Số điện thoại

Địa chỉ email

Ví dụ:

  • Họ và tên: Nguyễn Văn A
  • Ngày sinh: 01/01/1995
  • Địa chỉ: 123 Đường ABC, Quận X, TP. HCM
  • Số điện thoại: 0123 456 789
  • Email: nguyenvana@gmail.com

LinkedIn: linkedin.com/in/nguyenvana

2.2 Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV khi xin việc cần phản ánh sự nhiệt huyết và đam mê của bạn đối với lĩnh vực này, đồng thời cũng nên thể hiện rõ mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được trong sự nghiệp của mình. Bạn cần thể hiện cả mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn của bạn với vị trí ứng tuyển:

Mục tiêu ngắn hạn: Thường là mong muốn được học hỏi, trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc ứng tuyển.

Mục tiêu dài hạn: Hướng tới một vị trí nhất định trong công ty liên quan đến lĩnh vực ứng tuyển.

Ví dụ:

Mục tiêu ngắn hạn: Tôi mong muốn được tham gia vào một tổ chức hoặc dự án nghiên cứu mang tính đột phá, nơi tôi có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để đóng góp vào sự phát triển của lĩnh vực Sinh học - Công nghệ sinh học và đồng thời phát triển bản thân trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Mục tiêu dài hạn: Tôi hy vọng có thể phát triển bản thân, trở thành Trưởng phòng/ Giám đốc… trong 3 - 5 năm tới.

2.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong CV khi xin việc ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học cần phản ánh rõ ràng về bằng cấp, văn bằng, khóa học đào tạo và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực này. Dưới đây là ví dụ về cách thể trình độ học vấn trong CV:

Bằng cấp: Liệt kê tất cả các bằng cấp và văn bằng mà bạn có, bao gồm cả bằng cấp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, và các chứng chỉ chuyên ngành liên quan đến Sinh học - Công nghệ Sinh học.

Khoa/ Trường đào tạo: Đề cập đến các khóa học, hội thảo, workshop, chương trình trao đổi học tập hoặc các chương trình đào tạo chuyên sâu mà bạn đã tham gia trong lĩnh vực này, bao gồm cả các khóa học trực tuyến và offline. Ví dụ: Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM - Khoa Sinh học & Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Thời gian: 2013 - 2017

Bằng cấp: Cử nhân

2.3 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn trong CV khi xin việc ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học cần phản ánh rõ ràng về bằng cấp, văn bằng, khóa học đào tạo và kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực này. Dưới đây là ví dụ về cách thể trình độ học vấn trong CV:

Bằng cấp: Liệt kê tất cả các bằng cấp và văn bằng mà bạn có, bao gồm cả bằng cấp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, và các chứng chỉ chuyên ngành liên quan đến Sinh học - Công nghệ Sinh học.

Khoa/ Trường đào tạo: Đề cập đến các khóa học, hội thảo, workshop, chương trình trao đổi học tập hoặc các chương trình đào tạo chuyên sâu mà bạn đã tham gia trong lĩnh vực này, bao gồm cả các khóa học trực tuyến và offline.

Ví dụ:

Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia TP. HCM - Khoa Sinh học & Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Thời gian: 2013 - 2017

Bằng cấp: Cử nhân

2.4 Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó không chỉ thể hiện năng lực của bạn mà còn là yếu tố tác động tới đánh giá của nhà tuyển dụng về ứng viên. Khi liệt kê kinh nghiệm làm việc trong CV khi xin việc ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học, bạn nên tập trung vào các vị trí, dự án và thành tựu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực này. Bạn cần tránh liệt kê những kinh nghiệm không liên quan bởi nó có thể khiến CV của bạn trở nên lan man, dài dòng, không trọng tâm.

Ví dụ:

VIỆN SINH HỌC ỨNG DỤNG

03/2023 - 04/2024 | Vị trí: Nghiên cứu viên

Mô tả công việc:

Tham gia vào dự án nghiên cứu về ứng dụng của CRISPR-Cas9 trong chỉnh sửa gen.

Thực hiện các thí nghiệm sinh học để kiểm tra hiệu suất và độ chính xác của phương pháp chỉnh sửa gen này.

Phân tích và xử lý dữ liệu gen từ các mẫu thí nghiệm bằng phần mềm bioinformatics.

Tham gia vào việc viết báo cáo và công bố kết quả nghiên cứu.

Thành tựu: Đóng góp vào việc công bố một bài báo trong tạp chí khoa học uy tín về việc ứng dụng CRISPR-Cas9 trong việc chỉnh sửa gen.

CÔNG TY SINH HỌC XZY

09/2022 - 02/2023 | Vị trí: Thực tập viên R&D

Mô tả công việc:

Hỗ trợ trong việc thiết kế và thực hiện các thí nghiệm để phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực phân tích dữ liệu gen.

Thực hiện các phương pháp phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả thí nghiệm.

Hỗ trợ trong việc soạn thảo tài liệu kỹ thuật và báo cáo nghiên cứu. Thành tựu: Đề xuất và triển khai một phương pháp mới để tăng hiệu suất trong việc phân tích dữ liệu gen, giúp giảm thời gian và chi phí cho quá trình nghiên cứu.

2.5 Kỹ năng nghề nghiệp

Trong CV xin việc ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học, việc liệt kê các kỹ năng cần được thực hiện một cách chi tiết và có tính ứng dụng cao, nhấn mạnh vào những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả trong lĩnh vực này. Một số kỹ năng quan trọng mà bạn có thể đưa vào CV của mình như: Kỹ năng thí nghiệm, kỹ năng phân tích dữ liệu, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, kỹ năng tư duy và giải quyết vấn đề…

Ví dụ:

Thành thạo việc sử dụng phần mềm R và Python để phân tích dữ liệu gen.

Có kinh nghiệm trong việc thực hiện các kỹ thuật thí nghiệm như PCR, Western blot, và flow cytometry. ● Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt, từng tham gia vào dự án nghiên cứu đa ngành với các nhóm chuyên gia khác nhau.

Đã có kinh nghiệm trong việc viết báo cáo nghiên cứu và bài báo khoa học. 2.6 Giải thưởng, chứng chỉ Trong CV xin việc, việc liệt kê các giải thưởng và chứng chỉ liên quan đến lĩnh vực này sẽ góp phần làm nổi bật và làm phong phú hồ sơ của bạn:

Giải thưởng: Bạn hãy trình bày các giải thưởng mà bạn đã đạt được trong lĩnh vực Sinh học - Công nghệ Sinh học. Các giải thưởng này có thể là từ các cuộc thi nghiên cứu, học thuật, hoặc các dự án có liên quan. Ghi rõ tên giải thưởng, tổ chức trao giải, thời gian đoạt giải và mô tả ngắn về lý do bạn được trao giải.

Chứng chỉ: Bạn nên liệt kê các chứng chỉ hoặc khóa học đào tạo mà bạn đã hoàn thành trong lĩnh vực Sinh học - Công nghệ Sinh học, có thể là các khóa học trực tuyến và offline, cũng như các khóa học ngắn hạn hoặc chuyên sâu.

Ví dụ:

Giải thưởng:

Giải Thưởng Nghiên cứu Sinh học Xuất sắc, Hội Sinh học Việt Nam (Tháng 6, 20XX).

Đạt giải thưởng nhờ vào dự án nghiên cứu về ứng dụng của phương pháp CRISPR-Cas9 trong điều trị ung thư.

Danh hiệu Sinh viên Ưu tú, Đại học ABC (Năm 20XX).

Được trao danh hiệu vì thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực Sinh học. Chứng chỉ:

Chứng chỉ: Kỹ thuật Gen, Trung tâm Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng (Tháng 9, 20XX).

Khóa học chuyên sâu về các kỹ thuật gen và ứng dụng trong nghiên cứu và công nghiệp.

Khóa học: "Phương pháp PCR và Ứng dụng trong Nghiên cứu Gen" (Tháng 5, 20XX), Trường Đại học KLM.

Học về nguyên lý và phương pháp thực hiện PCR, cùng với các ứng dụng trong nghiên cứu gen và sinh học phân tử.

3. Mẹo viết CV Mẹo viết CV xin việc cho sinh viên khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học

Nếu muốn sở hữu một bản CV xin việc ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học chuyên nghiệp, hoàn hảo thì bạn không nên bỏ qua những mẹo sau đây:

3.1 Tập trung vào kỹ năng và kinh nghiệm liên quan

Khi tạo CV xin việc, bạn nên tập trung vào những kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy trong lĩnh vực Sinh học - Công nghệ Sinh học. Điều này giúp nhà tuyển dụng thấy rõ bạn có khả năng áp dụng tốt kiến thức của mình vào công việc và có thể trở thành một nhân sự nòng cốt trong bộ máy của doanh nghiệp.

3.2 Chia sẻ các dự án và thành tựu nổi bật

Để tạo được ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng, bạn cần liệt kê các dự án nghiên cứu mà bạn đã tham gia trong lĩnh vực này và nhấn mạnh các thành tựu đáng chú ý mà bạn đã đạt được. Điều này giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ về năng lực của bạn và hứa hẹn về những đóng góp tích cực của bạn trong tương lai đối với vị trí doanh nghiệp tuyển dụng.

3.3 Sử dung ngôn ngữ chuyên nghiệp và rõ ràng

Sử dụng ngôn ngữ phù hợp, rõ ràng trong việc mô tả kỹ năng, kinh nghiệm và thành tựu của bạn sẽ là một điểm cộng về sự chỉn chu, chuyên nghiệp của bạn. Bạn cần tránh sử dụng các thuật ngữ hoặc từ ngữ không chính xác hoặc quá mơ hồ bởi nó khiến CV của bạn trở nên khó hiểu, không cô đọng.

3.4 Kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp

Trước khi gửi đi CV của bạn, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp. Một CV khoa học và chính xác sẽ giúp tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng và nâng cao cơ hội của bạn được mời phỏng vấn.

4. Một số lỗi cần tránh khi viết CV

Viết một CV xin việc cho ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học cần sự cẩn trọng và chú ý đến chi tiết. Dưới đây là một số lỗi phổ biến cần tránh để đảm bảo CV của bạn ấn tượng và chuyên nghiệp:

4.1 Thông tin liên hệ không chính xác hoặc không chuyên nghiệp

Thông tin liên hệ không chính xác hoặc sử dụng email không chuyên nghiệp có thể gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Đảm bảo rằng số điện thoại và địa chỉ email của bạn là chính xác và dễ liên lạc. Sử dụng một địa chỉ email chuyên nghiệp, chẳng hạn như nguyenvana@gmail.com, thay vì những tên gọi không nghiêm túc.

4.2 Mục tiêu nghề nghiệp mơ hồ hoặc không liên quan

Một mục tiêu nghề nghiệp mơ hồ hoặc không liên quan có thể khiến nhà tuyển dụng không thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng. Vậy nên, bạn hãy viết mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và gắn liền với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ, “Mong muốn trở thành chuyên viên nghiên cứu tại Công ty ABC để phát triển các sản phẩm sinh học tiên tiến.”

4.3 Sắp xếp thông tin không hợp lý

Trình bày thông tin một cách lộn xộn, không theo thứ tự thời gian hoặc logic sẽ làm cho CV xin việc của bạn khó đọc và thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên sắp xếp thông tin theo một thứ tự rõ ràng, chẳng hạn như học vấn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, và dự án nghiên cứu. Điều này giúp nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi và đánh giá năng lực của bạn.

4.4 Không tìm ra được điểm mạnh của bản thân

Đưa ưu điểm vào CV cũng là cách hiệu quả để giới thiệu được thêm thông tin về bản thân và nếu những điểm mạnh phù hợp với yêu cầu công việc. Ngoài ra với những sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm để đưa vào CV thì những thông tin về điểm mạnh, sở trường cũng giúp bạn lấp được khoảng trống trong CV.

4.5 Không cập nhật CV thường xuyên

Sử dụng CV xin việc cũ và không cập nhật các thông tin mới nhất về học vấn, kinh nghiệm và kỹ năng có thể làm bạn mất cơ hội. Do đó, bạn cần thường xuyên cập nhật CV với những thông tin mới nhất và liên quan nhất đến công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này cho thấy bạn luôn duy trì và phát triển năng lực của mình.

4.6 Không tùy chỉnh CV cho từng vị trí ứng tuyển

Gửi cùng một CV cho nhiều vị trí khác nhau mà không tùy chỉnh theo yêu cầu của từng công việc sẽ làm giảm khả năng bạn được chọn. Việc tùy chỉnh CV của bạn để phù hợp với từng vị trí ứng tuyển, nhấn mạnh các kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp nhất với công việc đó sẽ giúp bạn nổi bật hơn và cho thấy sự tâm huyết của bạn đối với vị trí công việc mà doanh nghiệp đang tuyển dụng.

5. Một số câu hỏi thường gặp về CV

(1) CV nên viết bằng tiếng Anh hay tiếng Việt Bạn có thể viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy khả năng của bạn.

(2) Công cụ hỗ trợ tạo CV có thể tìm thấy ở đâu? Có nhiều công cụ trực tuyến và phần mềm hỗ trợ tạo CV chuyên nghiệp mà bạn có thể sử dụng để tạo CV xin việc. Dưới đây là một số công cụ phổ biến:

Microsoft Word: Microsoft Word là một lựa chọn phổ biến và đơn giản để tạo CV.  Cung cấp nhiều mẫu CV khác nhau và cho phép bạn tùy chỉnh dễ dàng theo nhu cầu của bạn.

Google Docs: Google Docs cũng là một công cụ tốt để tạo CV trực tuyến. Với ưu điểm cung cấp các mẫu CV miễn phí và tích hợp với Google Drive để bạn có thể truy cập dễ dàng từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

Canva: Canva là một công cụ trực tuyến cho phép bạn tạo ra các thiết kế CV độc đáo và chuyên nghiệp.

JobsGO: JobsGO là nền tảng tuyển dụng và tìm việc làm, hỗ trợ ứng viên có thể tạo CV trực tuyến với đa dạng các mẫu CV xin việc ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học có sẵn, được phân tích CV và gợi ý chỉnh sửa bằng AI,...

Trong thế giới đầy cạnh tranh của ngành Sinh học - Công nghệ Sinh học, một CV chất lượng là yếu tố quyết định sự thành công và thất bại trong việc xin việc. Hy vọng rằng, qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn tự tin hơn trong việc xây dựng sự nghiệp và chinh phục cơ hội việc làm Sinh học - Công nghệ Sinh học mới trong năm 2024.

NhYc_lYi_My_Jobs_8

 

 

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273