UNIVERSITY OF SCIENCE

Campus 1: 227 Nguyen Van Cu Street, Ward 4, District 5, Ho Chi Minh City

Campus 2: Linh Trung, Thu Duc District, Ho Chi Minh City

Tổng quan về ngành sinh học

“Mười ngón tay Sinh” & Những điều bạn cần biết về chuyên ngành của Khoa SH-CNSH

“Mười ngón tay Sinh” & Những điều bạn cần biết về chuyên ngành của Khoa SH-CNSH

22:17, 25/03/2019
1
Sau khi theo dõi chương trình “Mười ngón tay Sinh” đầu tiên của FBB’s talk online, có bạn nào có thể đoán ra được ý nghĩa của tên gọi dễ thương này chưa nhỉ? Bật mí với bạn đó chính là hình ảnh tượng trưng cho mười chuyên ngành của chương trình đào tạo bậc đại học ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học. Mười chuyên ngành được quản lý bởi tám bộ môn trực thuộc Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, nhưng làm thế nào để chọn chuyên ngành và lộ trình học tập thế nào, hãy theo dõi bài viết sau để được giải đáp những thắc mắc nhé!
“Mười ngón tay Sinh” & Những điều bạn cần biết về chuyên ngành của Khoa SH-CNSH

“Mười ngón tay Sinh” & Những điều bạn cần biết về chuyên ngành của Khoa SH-CNSH

22:04, 25/03/2019
0

Sau khi theo dõi chương trình “Mười ngón tay Sinh” đầu tiên của FBB’s talk online, có bạn nào có thể đoán ra được ý nghĩa của tên gọi dễ thương này chưa nhỉ? Bật mí với bạn đó chính là hình ảnh tượng trưng cho mười chuyên ngành của chương trình đào tạo bậc đại học ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học. Mười chuyên ngành được quản lý bởi tám bộ môn trực thuộc Khoa Sinh học - Công nghệ Sinh học, nhưng làm thế nào để chọn chuyên ngành và lộ trình học tập thế nào, hãy theo dõi bài viết sau để được giải đáp những thắc mắc nhé!

 
NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở 1 CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC?

NHÀ TUYỂN DỤNG CẦN GÌ Ở 1 CỬ NHÂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC?

20:55, 18/03/2018
1
Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong năm 2016, đánh dấu sự tham gia của nhiều ông lớn vào ngành nông nghiệp như VinGroup, Hòa Phát, Trường Hải... Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM-FALMI, nhu cầu lao động ở các lĩnh vực thực phẩm, sức khỏe – y dược, CNSH tăng mạnh trong cuối năm 2016 – đầu năm 2017. Tuy nhiên, nhiều bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành SH – CNSH vẫn phản hồi là không tìm được công việc phù hợp đúng chuyên môn. Một trong những lý do chính yếu cho thực trạng này là các bạn sinh viên vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng.
NGÀNH SINH HỌC CÓ THỰC SỰ HẾT “HOT”

NGÀNH SINH HỌC CÓ THỰC SỰ HẾT “HOT”

20:54, 18/03/2018
0

NGÀNH SINH HỌC CÓ THỰC SỰ HẾT “HOT”

 

Với nhiều học sinh và phụ huynh thì thông tin về ngành Sinh học còn khá ít ỏi vì đa số các thông tin về ngành “hot” được giới thiệu và mở ra ở các trường thường là ngành Công nghệ Sinh học.

Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 30 trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Sinh học, nhưng chỉ có khoảng 8 – 10 trường có đào tạo ngành Sinh học như Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt, Đại học Tây Nguyên, Đại học Huế, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Đại học Khoa học Tự nhiên –ĐHQG Hà Nội và Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HCM. Một vài nhận xét cho rằng do ngành Sinh học không có ứng dụng gì đặc biệt nên số trường đào tạo rất ít.

Vậy ngành Sinh học là gì, các bạn được học gì?

Nếu bạn đã từng nghe đến câu nói: “Sinh học là nền tảng cho công nghệ sinh học phát triển” thì cũng có thể hình dung phần nào về ngành Sinh học. Có thể hiểu một cách đơn giản ngành Sinh học sẽ học về những vấn đề liên quan đến sự sống và tự nhiên. Ngành Sinh học hướng đến đào tạo cho người học các kiến thức, kỹ năng nền tảng và chuyên sâu liên quan đến từng đối tượng sinh học cụ thể như động vật, thực vật, vi sinh vật… học về cách thức hình thành, phát triển, tiến hóa các thay đổi về hình thái, sinh hóa, sinh lý, trao đổi chất, di truyền, sinh học phân tử... của các sinh vật. Từ đó làm cơ sở để hình thành nên các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học, đưa ra các đề xuất mang tính ứng dụng cao cho ngành Công nghệ Sinh học phát triển.

Chính vì Sinh học là nền tảng cho Công nghệ Sinh học nên khi tham gia vào thị trường lao động, cả ngành sinh học và công nghệ sẽ có mối quan hệ cùng hỗ trợ nhau trong lúc làm việc và cơ hội nghề nghiệp tại đa số các vị trí là tương đương.

Vậy các công việc cụ thể dành cho cử nhân ngành Sinh học là gì?

Các bạn có thể tham khảo một số cơ hội việc làm do khoa Sinh học – Công nghệ sinh học, ĐH Khoa học Tự Nhiên – ĐH QG HCM khảo sát từ cựu sinh viên của khoa trong các năm qua:

  • Nghiên cứu hoặc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Công ty về Sinh học và CNSH.

Đơn vị công tác: ĐH Khoa học Tự nhiên, Công ty TNHH CNSH Khoa Thương, Công ty TNHH Thế giới Gen, Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Pasteur, Viện nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (Oucru), Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao - Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm CNSH – Tp. HCM, Công ty Nanogene, ...

  • Cán bộ giảng dạy cho các trường hoặc cán bộ làm việc tại các sở ban ngành.
  • Nhân viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm (QC&QA), nhân viên sản xuất tại các công ty thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,…

Đơn vị công tác: Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH Thế Giới Gen, Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Yakult Việt Nam, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Viện kiểm nghiệm thuốc Tp. HCM, ...

  • Nhân viên hỗ trợ, tư vấn tại các công ty; nhân viên ứng dụng sản phẩm (Application).
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các công ty, trung tâm đo lường, kiểm chuẩn,

Đơn vị công tác: Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm TpHCM (CASE), Công ty cổ phần TVR, Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 (Quatest 3), Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4, viện Pasteur Tp.HCM, Công ty SGS Việt Nam,...

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm ở các mảng như hỗ trợ sinh sản, tế bào gốc, xét nghiệm di truyền – sinh học phân tử, xét nghiệm vi sinh – sinh hóa.

Đơn vị công tác: Công ty TNHH Di truyền số IDNA, Trung tâm xét nghiệm DNA Gentis, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Hạnh phúc, Bệnh Viện Phúc An Khang, Bệnh viện Hoàn Mỹ,...

  • Nhân viên kinh doanh, bán hàng, marketing tại các đơn vị cung ứng máy móc, thiết bị, hóa chất và sản phẩm cho lĩnh vực Sinh học, Công nghệ Sinh học, Y tế,…

Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông, Công ty TNHH Merck Việt Nam, Công ty TNHH Roche Việt Nam, Công ty Media Group đại diện phân phối nhãn hàng GE, Công ty TNHH Thiết bị Khoa học Thiên Ấn, Công ty TNHH Hợp Nhất, ...

  • Khởi nghiệp: tự lập trang trại, công ty riêng như trại nấm, giống cây trồng, thiết bị trồng rau sach, trồng rau tự động …
  • Học tập tiếp tục ở các bậc học cao hơn ở trong và ngoài nước bằng các nguồn học bổng đa dạng khác nhau tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Hà Lan, Ý, Israel, …
  • Học văn bằng hai các ngành khác như Dược (Khoa Dược – ĐH Y Dược Tp. HCM), kinh tế, ngoại thương,…

Chi tiết về 1 số tin tuyển dụng dành cho sinh viên khoa Sinh học – Công nghệ sinh học có thể tìm kiếm tại đây

Mặt bằng chung, các đơn vị khi tuyển dụng cho một vị trí đều đăng tuyển cho cả ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học nhưng sẽ tùy thuộc vào mục tiêu tuyển dụng mà trong quá trình tuyển chọn ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có ưu tiên hơn cho ngành Sinh học hay Công nghệ Sinh học. Ví dụ: Đối với các công việc liên quan đến nghiên cứu nhằm chọn giống trên thực vật / động vật, di truyền phân tử, công việc tại các đơn vị tài nguyên môi trường, đa dạng tiến hóa… sẽ ưu tiên cho các bạn có kiến thức vững về các đối tượng trên sinh học, tốt nghiệp từ ngành Sinh học. Đối với các công việc liên quan đến quy trình sản xuất thì sẽ có ưu tiên một chút cho các bạn đã có kiến thức về Công nghệ Sinh học.

HINH_1

Hình: Phân nhóm nghề nghiệp liên quan đến ngành Sinh học

 

Vậy nên học ngành Sinh học ở đâu?

Việc chọn trường để học ngành Sinh học không quá khó, bởi như đã đề cập ở đầu bài, số lượng cơ sở đào tạo ngành học này là có giới hạn. Tuy nhiên, các bạn học sinh cũng cần xem xét một số yếu tố khi chọn trường như: cơ sở vật chất; chương trình đào tạo; chất lượng giảng viên; các cơ hội thực tập – nghề nghiệp tại trường cũng như mức học phí ... để có thể cân nhắc.

Ví dụ: nếu bạn thực sự có mong muốn được học trong một môi trường đào tạo kiến thức đa chuyên ngành, người học phải nỗ lực để hoàn thiện bản thân, thích nghi dưới các điều kiện học tập từ cổ điển đến hiện đại, chủ động rèn luyện các kiến thức kỹ năng, thái độ dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy cô và nhà trường thì Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một sự lựa chọn đầy tiềm năng.

Với bề dày đào tạo hơn 20 năm, ngành Sinh học tại đây có một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và đa số được tu nghiệp tại nước ngoài, đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên. Hiện tại, khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học tập trung chủ yếu phát triển 6 hướng chuyên ngành chính và là thế mạnh của trường là Di truyền – Sinh học Phân tử, Sinh hóa, Sinh lý thực vật, Sinh lý động vật, Sinh thái - Sinh học tiến hóa Vi sinh. Tùy vào nhu cầu, các bạn sinh viên có thể lựa chọn từ hơn 200 môn học ở những lĩnh vực khác nhau, thậm chí là học thêm một số môn của ngành Công nghệ Sinh học để bổ trợ kiến thức. Chương trình học cũng chú trọng kết hợp giữa việc học ở giảng đường với các khóa học thực tập tại Phòng thí nghiệm cũng như các chuyến tham quan thực tế tại địa phương.

HINH_2

Hình: Sinh viên thực tập tại phòng thí nghiệm tại trường ĐH Khoa học Tự Nhiên

 

Ngoài ra, trường ĐH Khoa học tự nhiên nói chung và khoa Sinh học – Công nghệ sinh học nói riêng còn duy trì các mối quan hệ với các trường đại học lớn trên thế giới như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Đài Loan,… nên có thể tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, các khóa đào tạo kỹ thuật ngắn hạn; cung cấp thông tin về các học bổng du học  cũng như các hội thảo, seminar chuyên đề hấp dẫn. Đồng thời, khoa Sinh học – Công nghệ sinh học cũng liên kết với nhiều doanh nghiệp để thực hiện công tác tuyển dụng và hướng nghiệp cho sinh viên, nhằm tăng cơ hội việc làm cho các tân cử nhân của trường.

Đặc biệt, tuy chất lượng đào tạo cao, nhưng với mức học phí khá thấp so với mặt bằng chung, trường ĐH Khoa học Tự nhiên vẫn là một sự lựa chọn tối ưu cho đa số các bạn sinh viên.

 

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về ngành Sinh học. Nếu còn thắc mắc thêm về ngành học, quý vị, đặc biệt là quý bậc phụ huynh và các em học sinh, có thể gửi câu hỏi về cho khoa Sinh học – Công nghệ sinh học tại mục liên hệ của website khoa để nhận được câu trả lời chi tiết hơn.


 

 

 

 

 

 

 

 NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ?

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ?

20:54, 18/03/2018
0

Nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh, thậm chí là sinh viên trong ngành, vẫn còn nhiều thắc mắc về ngành Công nghệ sinh học. Sau đây, chúng tôi xin có một bài viết ngắn để giúp quý độc giả có một cái nhìn toàn cảnh về ngành Công nghệ sinh học cũng như những cơ hội liên quan đến một ngành học đầy tiềm năng này.

1. NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ?

Ngành Công nghệ Sinh học (Biotechnology) là một ngành học có sự kết hợp giữa Công nghệ hiện đại và Sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ được ứng dụng để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

2. NHỮNG CƠ HỘI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC?

Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ để chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; sản xuất vắc-xin, dược phẩm; tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi,…; tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản có năng xuất, chất lượng và giá trị cao.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đang hoạt hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học đang có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cả nước, hiện đang có khoảng hơn 500 trung tâm, công ty, doanh nghiệp, và đơn vị hoạt động liên quan đến ngành Sinh học ngành Công nghệ Sinh học. Đồng thời, hàng năm có nhiều đơn vị được thành lập mới hoặc mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra, nhiều tập đoàn, công ty ở các lĩnh vực công nghệ khác trên thế giới (Facebook, Apple, Toshiba, Fujitsu,...) và Việt Nam (VinGroup, FPT,...) đã bắt đầu triển khai các dự án đầu tư có liên quan đến ngành này. Do đó, thị trường lao động của ngành luôn cực kỳ tiềm năng và có tính cạnh tranh cao.

Các cử nhân ngành Công nghệ Sinh học có thể thực hiện các công việc như nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, quản lý tại các cơ quan có liên quan đến sinh học và Công nghệ Sinh học, chuyên viên nghiên cứu và phát triển, nhân viên quản lý và đảm bảo chất lượng, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhân viên các phòng xét nghiệm hay các phòng khám, nhân viên sản xuất, nhân viên kinh doanh, bán hàng, marketing,… Ngoài ra, hằng năm, có rất nhiều suất học bổng du học sau đại học dành cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học đến từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hàn, Canada, Hà Lan ...

- HINH_1

Hình: Phân nhóm nghề nghiệp liên quan đến ngành Công nghệ Sinh học

3. VẬY, NGÀNH CÔNG SINH HỌC PHÙ HỢP VỚI AI?

Nếu bạn yêu thích nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ liên quan đến Công nghệ Sinh học như xây dựng các công cụ chẩn đoán bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây nên các bệnh như ung thư, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, tạo các giống cây trồng mới, nghiên cứu công nghệ sản xuất các thuốc,… thì hẳn ngành Công nghệ Sinh học phù hợp với bạn.

Với ngành Công nghệ sinh học, nếu bạn mong muốn 1 công việc kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm với những máy móc, thiết bị thì bạn có thể được thỏa sức chọn lựa những cơ hội nghề nghiệp đa dạng từ quản lý chất lượng sản phẩm như: dược, lương thực, thực phẩm ... cho đến xét nghiệm trong các phòng khám, bệnh viện.

Còn nếu bạn yêu thích sinh học và cũng có “máu” kinh doanh thì ngành Công nghệ Sinh học sẽ tạo cơ hội để bạn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Vì một ngành có tốc độ phát triển và nhu cầu cao như ngành Công nghệ Sinh học thì các sản phẩm, thiết bị, công cụ phục vụ cho ngành sẽ rất nhiều. Do đó, nhu cầu nhân viên kinh doanh, tư vấn, marketing ... có kiến thức về lĩnh vực công nghệ sinh học cũng sẽ rất cao.

Như vậy, ngành Công nghệ Sinh học có thể phù hợp với tất cả mọi đối tượng nếu như họ có sẵn một định hướng phát triển rõ ràng cho bản thân.

4. HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở ĐÂU?

Sau khi đã xác định ngành Công nghệ Sinh học phù hợp với bạn, bước tiếp theo là tìm một môi trường học phù hợp. Vậy thì trường nào có đào tạo ngành Công nghệ Sinh học?

Hiện nay, có nhiều đơn vị đào tạo ngành Công nghệ Sinh học phải kể đến như Đại học Quốc tế - ĐHQG HCM (IU), Đại học Bách Khoa, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Đại học Mở Tp.HCM, Đại học Nguyễn Tất Thành và Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG HCM, … Mỗi trường sẽ có những thế mạnh và định hướng đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, để chọn được một ngôi trường phù hợp cho tương lai, các bạn học sinh cần chú ý đến những thông tin cơ bản như chương trình đào tạo; chất lượng giảng viên; các cơ hội thực tập – nghề nghiệp tại trường, cơ sở vật chất cũng như mức học phí, ... để có thể cân nhắc.

Nếu bạn chọn trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐHQG HCM để dấn thân vào ngành Công nghệ Sinh học, bạn sẽ có cơ hội được đào tạo trong một môi trường giúp người học phải nỗ lực để hoàn thiện bản thân, thích nghi dưới các điều kiện học tập từ cổ điển đến hiện đại, chủ động rèn luyện các kỹ năng, thái độ tốt dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy cô và nhà trường.

 

hinh_3

Hình: Sinh viên chăm chú thảo luận kết quả thí nghiệm tại phòng thí nghiệm tại trường ĐH Khoa học Tự Nhiên

Với hệ thống các Phòng thí nghiệm  được trang bị nhiều thiết bị tân tiến, khoa Sinh học – Công nghệ sinh học đại học Khoa học Tự Nhiên ĐH QG HCM tự hào là một trong những cơ sở hiện đại được đầu tư bởi nhiều đề án nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương trình đào tạo tại đây cũng rất đa dạng với nhiều chuyên ngành như Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, Công nghệ Sinh học Công nghiệp, Công nghệ Sinh học Y dược Vật liệu Sinh học;  tất cả được xây dựng bài bản nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng căn bản nhất của ngành học cũng như các kiến thức ứng dụng. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, đa số được tu nghiệp tại nước ngoài, đảm bảo kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Ngoài ra, trường ĐH Khoa học tự nhiên nói chung và khoa Sinh học – Công nghệ sinh học nói riêng còn duy trì các mối quan hệ với các trường đại học lớn trên thế giới như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Đài Loan, … nên có thể tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, các khóa đào tạo kỹ thuật ngắn hạn; cung cấp thông tin về các học bổng du học  cũng như các hội thảo, seminar chuyên đề hấp dẫn. Đồng thời, khoa Sinh học – Công nghệ sinh học cũng liên kết với nhiều doanh nghiệp để thực hiện công tác tuyển dụng  và hướng nghiệp cho sinh viên, nhằm tăng cơ hội việc làm cho các tân cử nhân của trường.

Đặc biệt, với mức học phí không quá cao so với mặt bằng chung các trường hiện nay, đi kèm với chất lượng đào tạo, trường ĐH Khoa học Tự nhiên vẫn là một sự lựa chọn tối ưu cho đa số các bạn sinh viên.

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về ngành Công nghệ Sinh học. Nếu còn thắc mắc thêm về ngành học, quý vị, đặc biệt là quý bậc phụ huynh và các em học sinh, có thể gửi câu hỏi về cho khoa Sinh học – Công nghệ sinh học tại fanpage của khoa hoặc email để nhận được câu trả lời chi tiết hơn.

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ?

NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ?

14:38, 27/03/2017
0

Nhiều bậc phụ huynh và các bạn học sinh, thậm chí là sinh viên trong ngành, vẫn còn nhiều thắc mắc về ngành Công nghệ sinh học. Sau đây, chúng tôi xin có một bài viết ngắn để giúp quý độc giả có một cái nhìn toàn cảnh về ngành Công nghệ sinh học cũng như những cơ hội liên quan đến một ngành học đầy tiềm năng này.

1. NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC LÀ GÌ?

Ngành Công nghệ Sinh học (Biotechnology) là một ngành học có sự kết hợp giữa Công nghệ hiện đại và Sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm công nghệ được ứng dụng để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

2. NHỮNG CƠ HỘI ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC?

Thế kỉ 21 được gọi là thế kỉ của Công nghệ sinh học khi mà các nước trên thế giới đua nhau đẩy mạnh phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn này. Tại Việt Nam, ngành Công nghệ sinh học cũng nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay cho đến năm 2030, nhằm ứng dụng vào các lĩnh vực như y dược, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc ứng dụng trong chăm sóc sức khoẻ để chẩn đoán, điều trị các bệnh nguy hiểm, bệnh mới, ứng dụng công nghệ tế bào gốc; sản xuất vắc-xin, dược phẩm; tạo ra các sản phẩm sinh học phục vụ trong chế biến thực phẩm, chăn nuôi,…; tạo các giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ hải sản có năng xuất, chất lượng và giá trị cao.

Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đang hoạt hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học đang có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cả nước, hiện đang có khoảng hơn 500 trung tâm, công ty, doanh nghiệp, và đơn vị hoạt động liên quan đến ngành Sinh học ngành Công nghệ Sinh học. Đồng thời, hàng năm có nhiều đơn vị được thành lập mới hoặc mở rộng quy mô hoạt động. Ngoài ra, nhiều tập đoàn, công ty ở các lĩnh vực công nghệ khác trên thế giới (Facebook, Apple, Toshiba, Fujitsu,...) và Việt Nam (VinGroup, FPT,...) đã bắt đầu triển khai các dự án đầu tư có liên quan đến ngành này. Do đó, thị trường lao động của ngành luôn cực kỳ tiềm năng và có tính cạnh tranh cao.

Các cử nhân ngành Công nghệ Sinh học có thể thực hiện các công việc như nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, quản lý tại các cơ quan có liên quan đến sinh học và Công nghệ Sinh học, chuyên viên nghiên cứu và phát triển, nhân viên quản lý và đảm bảo chất lượng, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm, nhân viên các phòng xét nghiệm hay các phòng khám, nhân viên sản xuất, nhân viên kinh doanh, bán hàng, marketing,… Ngoài ra, hằng năm, có rất nhiều suất học bổng du học sau đại học dành cho sinh viên ngành Công nghệ Sinh học đến từ khắp nơi trên thế giới như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Úc, Hàn, Canada, Hà Lan ...

- HINH_1

Hình: Phân nhóm nghề nghiệp liên quan đến ngành Công nghệ Sinh học

3. VẬY, NGÀNH CÔNG SINH HỌC PHÙ HỢP VỚI AI?

Nếu bạn yêu thích nghiên cứu, khám phá những điều mới mẻ liên quan đến Công nghệ Sinh học như xây dựng các công cụ chẩn đoán bệnh, tìm hiểu nguyên nhân gây nên các bệnh như ung thư, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, tạo các giống cây trồng mới, nghiên cứu công nghệ sản xuất các thuốc,… thì hẳn ngành Công nghệ Sinh học phù hợp với bạn.

Với ngành Công nghệ sinh học, nếu bạn mong muốn 1 công việc kỹ thuật viên trong phòng thí nghiệm với những máy móc, thiết bị thì bạn có thể được thỏa sức chọn lựa những cơ hội nghề nghiệp đa dạng từ quản lý chất lượng sản phẩm như: dược, lương thực, thực phẩm ... cho đến xét nghiệm trong các phòng khám, bệnh viện.

Còn nếu bạn yêu thích sinh học và cũng có “máu” kinh doanh thì ngành Công nghệ Sinh học sẽ tạo cơ hội để bạn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Vì một ngành có tốc độ phát triển và nhu cầu cao như ngành Công nghệ Sinh học thì các sản phẩm, thiết bị, công cụ phục vụ cho ngành sẽ rất nhiều. Do đó, nhu cầu nhân viên kinh doanh, tư vấn, marketing ... có kiến thức về lĩnh vực công nghệ sinh học cũng sẽ rất cao.

Như vậy, ngành Công nghệ Sinh học có thể phù hợp với tất cả mọi đối tượng nếu như họ có sẵn một định hướng phát triển rõ ràng cho bản thân.

4. HỌC CÔNG NGHỆ SINH HỌC Ở ĐÂU?

Sau khi đã xác định ngành Công nghệ Sinh học phù hợp với bạn, bước tiếp theo là tìm một môi trường học phù hợp. Vậy thì trường nào có đào tạo ngành Công nghệ Sinh học?

Hiện nay, có nhiều đơn vị đào tạo ngành Công nghệ Sinh học phải kể đến như Đại học Quốc tế - ĐHQG HCM (IU), Đại học Bách Khoa, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Đại học Mở Tp.HCM, Đại học Nguyễn Tất Thành và Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG HCM, … Mỗi trường sẽ có những thế mạnh và định hướng đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, để chọn được một ngôi trường phù hợp cho tương lai, các bạn học sinh cần chú ý đến những thông tin cơ bản như chương trình đào tạo; chất lượng giảng viên; các cơ hội thực tập – nghề nghiệp tại trường, cơ sở vật chất cũng như mức học phí, ... để có thể cân nhắc.

Nếu bạn chọn trường Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐHQG HCM để dấn thân vào ngành Công nghệ Sinh học, bạn sẽ có cơ hội được đào tạo trong một môi trường giúp người học phải nỗ lực để hoàn thiện bản thân, thích nghi dưới các điều kiện học tập từ cổ điển đến hiện đại, chủ động rèn luyện các kỹ năng, thái độ tốt dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy cô và nhà trường.

 

hinh_3

Hình: Sinh viên chăm chú thảo luận kết quả thí nghiệm tại phòng thí nghiệm tại trường ĐH Khoa học Tự Nhiên

Với hệ thống các Phòng thí nghiệm  được trang bị nhiều thiết bị tân tiến, khoa Sinh học – Công nghệ sinh học đại học Khoa học Tự Nhiên ĐH QG HCM tự hào là một trong những cơ sở hiện đại được đầu tư bởi nhiều đề án nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương trình đào tạo tại đây cũng rất đa dạng với nhiều chuyên ngành như Công nghệ Sinh học Nông nghiệp, Công nghệ Sinh học Công nghiệp, Công nghệ Sinh học Y dược Vật liệu Sinh học;  tất cả được xây dựng bài bản nhằm cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng căn bản nhất của ngành học cũng như các kiến thức ứng dụng. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, đa số được tu nghiệp tại nước ngoài, đảm bảo kiến thức và kỹ năng chuyên môn.

Ngoài ra, trường ĐH Khoa học tự nhiên nói chung và khoa Sinh học – Công nghệ sinh học nói riêng còn duy trì các mối quan hệ với các trường đại học lớn trên thế giới như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Đài Loan, … nên có thể tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, các khóa đào tạo kỹ thuật ngắn hạn; cung cấp thông tin về các học bổng du học  cũng như các hội thảo, seminar chuyên đề hấp dẫn. Đồng thời, khoa Sinh học – Công nghệ sinh học cũng liên kết với nhiều doanh nghiệp để thực hiện công tác tuyển dụng  và hướng nghiệp cho sinh viên, nhằm tăng cơ hội việc làm cho các tân cử nhân của trường.

Đặc biệt, với mức học phí không quá cao so với mặt bằng chung các trường hiện nay, đi kèm với chất lượng đào tạo, trường ĐH Khoa học Tự nhiên vẫn là một sự lựa chọn tối ưu cho đa số các bạn sinh viên.

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về ngành Công nghệ Sinh học. Nếu còn thắc mắc thêm về ngành học, quý vị, đặc biệt là quý bậc phụ huynh và các em học sinh, có thể gửi câu hỏi về cho khoa Sinh học – Công nghệ sinh học tại fanpage của khoa hoặc email để nhận được câu trả lời chi tiết hơn.

 

 


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGÀNH SINH HỌC CÓ THỰC SỰ HẾT “HOT”

NGÀNH SINH HỌC CÓ THỰC SỰ HẾT “HOT”

14:27, 27/03/2017
1

NGÀNH SINH HỌC CÓ THỰC SỰ HẾT “HOT”

 

Với nhiều học sinh và phụ huynh thì thông tin về ngành Sinh học còn khá ít ỏi vì đa số các thông tin về ngành “hot” được giới thiệu và mở ra ở các trường thường là ngành Công nghệ Sinh học.

Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 30 trường đại học – cao đẳng đào tạo ngành Công nghệ Sinh học, nhưng chỉ có khoảng 8 – 10 trường có đào tạo ngành Sinh học như Đại học Cần Thơ, Đại học Đà Lạt, Đại học Tây Nguyên, Đại học Huế, Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, Đại học Khoa học Tự nhiên –ĐHQG Hà Nội và Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HCM. Một vài nhận xét cho rằng do ngành Sinh học không có ứng dụng gì đặc biệt nên số trường đào tạo rất ít.

Vậy ngành Sinh học là gì, các bạn được học gì?

Nếu bạn đã từng nghe đến câu nói: “Sinh học là nền tảng cho công nghệ sinh học phát triển” thì cũng có thể hình dung phần nào về ngành Sinh học. Có thể hiểu một cách đơn giản ngành Sinh học sẽ học về những vấn đề liên quan đến sự sống và tự nhiên. Ngành Sinh học hướng đến đào tạo cho người học các kiến thức, kỹ năng nền tảng và chuyên sâu liên quan đến từng đối tượng sinh học cụ thể như động vật, thực vật, vi sinh vật… học về cách thức hình thành, phát triển, tiến hóa các thay đổi về hình thái, sinh hóa, sinh lý, trao đổi chất, di truyền, sinh học phân tử... của các sinh vật. Từ đó làm cơ sở để hình thành nên các công trình nghiên cứu có giá trị khoa học, đưa ra các đề xuất mang tính ứng dụng cao cho ngành Công nghệ Sinh học phát triển.

Chính vì Sinh học là nền tảng cho Công nghệ Sinh học nên khi tham gia vào thị trường lao động, cả ngành sinh học và công nghệ sẽ có mối quan hệ cùng hỗ trợ nhau trong lúc làm việc và cơ hội nghề nghiệp tại đa số các vị trí là tương đương.

Vậy các công việc cụ thể dành cho cử nhân ngành Sinh học là gì?

Các bạn có thể tham khảo một số cơ hội việc làm do khoa Sinh học – Công nghệ sinh học, ĐH Khoa học Tự Nhiên – ĐH QG HCM khảo sát từ cựu sinh viên của khoa trong các năm qua:

  • Nghiên cứu hoặc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Công ty về Sinh học và CNSH.

Đơn vị công tác: ĐH Khoa học Tự nhiên, Công ty TNHH CNSH Khoa Thương, Công ty TNHH Thế giới Gen, Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á, Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Pasteur, Viện nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford (Oucru), Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao - Khu nông nghiệp công nghệ cao, Trung tâm CNSH – Tp. HCM, Công ty Nanogene, ...

  • Cán bộ giảng dạy cho các trường hoặc cán bộ làm việc tại các sở ban ngành.
  • Nhân viên kiểm soát và đảm bảo chất lượng sản phẩm (QC&QA), nhân viên sản xuất tại các công ty thực phẩm, dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp, y tế,…

Đơn vị công tác: Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty TNHH Thế Giới Gen, Unilever Việt Nam, Công ty TNHH Yakult Việt Nam, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Viện kiểm nghiệm thuốc Tp. HCM, ...

  • Nhân viên hỗ trợ, tư vấn tại các công ty; nhân viên ứng dụng sản phẩm (Application).
  • Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại các công ty, trung tâm đo lường, kiểm chuẩn,

Đơn vị công tác: Trung tâm Dịch vụ Phân tích thí nghiệm TpHCM (CASE), Công ty cổ phần TVR, Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 (Quatest 3), Trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4, viện Pasteur Tp.HCM, Công ty SGS Việt Nam,...

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm xét nghiệm ở các mảng như hỗ trợ sinh sản, tế bào gốc, xét nghiệm di truyền – sinh học phân tử, xét nghiệm vi sinh – sinh hóa.

Đơn vị công tác: Công ty TNHH Di truyền số IDNA, Trung tâm xét nghiệm DNA Gentis, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Vạn Hạnh, Bệnh viện Hạnh phúc, Bệnh Viện Phúc An Khang, Bệnh viện Hoàn Mỹ,...

  • Nhân viên kinh doanh, bán hàng, marketing tại các đơn vị cung ứng máy móc, thiết bị, hóa chất và sản phẩm cho lĩnh vực Sinh học, Công nghệ Sinh học, Y tế,…

Đơn vị công tác: Công ty TNHH Thiết bị Y tế Phương Đông, Công ty TNHH Merck Việt Nam, Công ty TNHH Roche Việt Nam, Công ty Media Group đại diện phân phối nhãn hàng GE, Công ty TNHH Thiết bị Khoa học Thiên Ấn, Công ty TNHH Hợp Nhất, ...

  • Khởi nghiệp: tự lập trang trại, công ty riêng như trại nấm, giống cây trồng, thiết bị trồng rau sach, trồng rau tự động …
  • Học tập tiếp tục ở các bậc học cao hơn ở trong và ngoài nước bằng các nguồn học bổng đa dạng khác nhau tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Hà Lan, Ý, Israel, …
  • Học văn bằng hai các ngành khác như Dược (Khoa Dược – ĐH Y Dược Tp. HCM), kinh tế, ngoại thương,…

Chi tiết về 1 số tin tuyển dụng dành cho sinh viên khoa Sinh học – Công nghệ sinh học có thể tìm kiếm tại đây

Mặt bằng chung, các đơn vị khi tuyển dụng cho một vị trí đều đăng tuyển cho cả ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học nhưng sẽ tùy thuộc vào mục tiêu tuyển dụng mà trong quá trình tuyển chọn ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ có ưu tiên hơn cho ngành Sinh học hay Công nghệ Sinh học. Ví dụ: Đối với các công việc liên quan đến nghiên cứu nhằm chọn giống trên thực vật / động vật, di truyền phân tử, công việc tại các đơn vị tài nguyên môi trường, đa dạng tiến hóa… sẽ ưu tiên cho các bạn có kiến thức vững về các đối tượng trên sinh học, tốt nghiệp từ ngành Sinh học. Đối với các công việc liên quan đến quy trình sản xuất thì sẽ có ưu tiên một chút cho các bạn đã có kiến thức về Công nghệ Sinh học.

HINH_1

Hình: Phân nhóm nghề nghiệp liên quan đến ngành Sinh học

 

Vậy nên học ngành Sinh học ở đâu?

Việc chọn trường để học ngành Sinh học không quá khó, bởi như đã đề cập ở đầu bài, số lượng cơ sở đào tạo ngành học này là có giới hạn. Tuy nhiên, các bạn học sinh cũng cần xem xét một số yếu tố khi chọn trường như: cơ sở vật chất; chương trình đào tạo; chất lượng giảng viên; các cơ hội thực tập – nghề nghiệp tại trường cũng như mức học phí ... để có thể cân nhắc.

Ví dụ: nếu bạn thực sự có mong muốn được học trong một môi trường đào tạo kiến thức đa chuyên ngành, người học phải nỗ lực để hoàn thiện bản thân, thích nghi dưới các điều kiện học tập từ cổ điển đến hiện đại, chủ động rèn luyện các kiến thức kỹ năng, thái độ dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy cô và nhà trường thì Khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học của trường Đại học Khoa học Tự nhiên là một sự lựa chọn đầy tiềm năng.

Với bề dày đào tạo hơn 20 năm, ngành Sinh học tại đây có một đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và đa số được tu nghiệp tại nước ngoài, đảm bảo chất lượng đào tạo cho sinh viên. Hiện tại, khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học tập trung chủ yếu phát triển 6 hướng chuyên ngành chính và là thế mạnh của trường là Di truyền – Sinh học Phân tử, Sinh hóa, Sinh lý thực vật, Sinh lý động vật, Sinh thái - Sinh học tiến hóa Vi sinh. Tùy vào nhu cầu, các bạn sinh viên có thể lựa chọn từ hơn 200 môn học ở những lĩnh vực khác nhau, thậm chí là học thêm một số môn của ngành Công nghệ Sinh học để bổ trợ kiến thức. Chương trình học cũng chú trọng kết hợp giữa việc học ở giảng đường với các khóa học thực tập tại Phòng thí nghiệm cũng như các chuyến tham quan thực tế tại địa phương.

HINH_2

Hình: Sinh viên thực tập tại phòng thí nghiệm tại trường ĐH Khoa học Tự Nhiên

 

Ngoài ra, trường ĐH Khoa học tự nhiên nói chung và khoa Sinh học – Công nghệ sinh học nói riêng còn duy trì các mối quan hệ với các trường đại học lớn trên thế giới như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Đài Loan,… nên có thể tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, các khóa đào tạo kỹ thuật ngắn hạn; cung cấp thông tin về các học bổng du học  cũng như các hội thảo, seminar chuyên đề hấp dẫn. Đồng thời, khoa Sinh học – Công nghệ sinh học cũng liên kết với nhiều doanh nghiệp để thực hiện công tác tuyển dụng và hướng nghiệp cho sinh viên, nhằm tăng cơ hội việc làm cho các tân cử nhân của trường.

Đặc biệt, tuy chất lượng đào tạo cao, nhưng với mức học phí khá thấp so với mặt bằng chung, trường ĐH Khoa học Tự nhiên vẫn là một sự lựa chọn tối ưu cho đa số các bạn sinh viên.

 

Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp giải đáp những thắc mắc của quý độc giả về ngành Sinh học. Nếu còn thắc mắc thêm về ngành học, quý vị, đặc biệt là quý bậc phụ huynh và các em học sinh, có thể gửi câu hỏi về cho khoa Sinh học – Công nghệ sinh học tại mục liên hệ của website khoa để nhận được câu trả lời chi tiết hơn.


 

 

 

 

 

 

 

Tổng quan về ngành sinh học

Tổng quan về ngành sinh học

14:15, 27/03/2017
0

NGÀNH SINH HỌC CÓ THỰC SỰ HẾT “HOT”

 

Với nhiều học sinh và phụ huynh thì thông tin về ngành Sinh học còn khá ít ỏi vì đa số các thông tin về ngành “hot” được giới thiệu và mở ra ở các trường thường là ngành Công nghệ Sinh học.

  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273