Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Giới thiệu Bộ môn vi sinh

Mục tiêu đào tạo

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về vi sinh vật (cấu trúc, chức năng, sinh trưởng, phát triển, chuyển hóa vật chất, di truyền đa dạng vi sinh vật,...) và tiềm năng ứng dụng của vi sinh vật phục vụ trong nông nghiệp, công nghiệp, y dược, xử lý môi trường,...

Hướng nghiên cứu chính

- Công nghệ sinh học Bacillus: biểu hiện, tinh chế protein, phát triển vector biểu hiện cho Bacillus, phát triển vector "microbiobot"

- Nấm rễ và nấm ưa đạm: Đa dạng sinh học và đặc điểm sinh lý - sinh thái của nấm ưa đạm và nấm rễ ở miền nam Việt Nam; ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học đối với sự hình thành quả thể của nấm rễ ngoại cộng sinh; cơ chế hấp thu cesium và kim loại nặng của nấm hoại sinh và nấm rễ

- Vi sinh ứng dụng trong nông nghiệp: Nấm Trichoderma spp.; nấm ký sinh trên côn trùng: Metarhizium anisopliae, Cordyceps spp., Isaria, Bauveria, Paecilomyces,…; xạ khuẩn phân giải cellulose

- Vi khuẩn acetic: Thu thập vi khuẩn và nghiên cứu hệ thống học vi khuẩn thông qua đối tượng vi khuẩn acetic với định hướng ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm và công nghiệp

- Nấm lớn: Phân loại học nấm lớn; nuôi trồng nấm ăn; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong nấm lớn

- Vi tảo: Phân lập, nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm sinh lý vi tảo; nghiên cứu đa dạng các loài khuê tảo

- Lên men rượu trái cây: Nghiên cứu lên men một số trái cây (đặc biệt vang nho); nghiên cứu, sản xuất cây giống sạch bệnh (virus)

Các học phần do bộ môn phụ trách:

Nhóm học phần cơ sở:

1. Vi sinh (PGS. TS. Nguyễn Đức Hoàng, TS. Trần Bích Thư, TS. Nguyễn Thị Bạch Huệ)

2. Thực tập vi sinh cơ sở

Nhóm học phần bắt buộc chuyên ngành Vi sinh

  1. Thực tập chuyên ngành Vi sinh

Nhóm học phần tự chọn chuyên ngành Vi sinh

  1. Kỹ thuật Vi sinh (TS. Hồ Bảo Thùy Quyên)
  2. Những vấn đề mới trong Vi sinh học
  3. Vi sinh thực phẩm (ThS. Vũ Thị Lan Hương)
  4. Cấu trúc màng tế bào vi sinh (ThS. Nguyễn Thị Thu Trang)
  5. Kỹ thuật trồng nấm và chế biến (ThS. Bùi Thị Thu Vân)
  6. Vi sinh học nông nghiệp (ThS. Nguyễn Mỹ Phi Long)
  7. Vi sinh thú y (TS. Trần Bích Thư, ThS. Đinh Thị Lan Anh)
  8. Vi sinh Y học (PGS. TS. Cao Minh Nga, TS. Ngô Thị Hoa)
  9.  Kiểm nghiệm Vi sinh Vật (TS. Nguyễn Tiến Dũng)
  10. Nấm học (ThS. Nguyễn Thị Thu Trang)
  11. Ứng dụng thống kê trong nghiên cứu Sinh học (ThS. Nguyễn Mỹ Phi Long)

Những nơi sinh viên có thể làm việc sau khi tốt nghiệp:

- Trung tâm hoặc viện nghiên cứu về sinh học hoặc công nghệ sinh học

- Trung tâm kiểm định, quản lý chất lượng

- Bệnh viện

- Trường đại học có đào tạo ngành sinh học hoặc công nghệ sinh học

- Công ty sản xuất chế phẩm vi sinh, thực phẩm, nước uống, mỹ phẩm

- Công ty kinh doanh hóa chất và thiết bị PTN

  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273