Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ VI SINH VẬT HỌC

Mục tiêu đào tạo

  • Mục tiêu của chuyên ngành vi sinh là đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao trong lĩnh vực vi sinh vật học. Học viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về vi sinh vật, có khả năng làm việc tốt và thích ứng với môi trường năng động trong nền kinh tế thị trường.

Thế mạnh của chương trình

  • Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo những chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến trên thế giới với phương pháp giảng dạy tích cực, dễ hiểu, kích thích sự sáng tạo.
  • Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tận tâm, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Vi sinh vật học, đã từng được đào tạo ở các trường đại học nước ngoài.
  • Hệ thống các Phòng thí nghiệm, Trung tâm thực hành, Viện nghiên cứu được đầu tư trang thiết bị hiện đại, đảm bảo các cơ hội thực tập, kiến tập cho học viên của chương trình; phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, cấp nhà nước với nhiều công trình khoa học công bố trong và ngoài nước hàng năm.
  • Mạng lưới liên kết rộng lớn với các doanh nghiệp và cựu học viên của chương trình hỗ trợ học viên tiếp cận và cập nhật các kiến thức thực tế.
  • Hàng năm Bộ môn Vi sinh có học bổng để làm Đề tài tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đài Loan và nhận 2 bằng (01 của trường ĐH KHTN và 01 của ĐH Chung Hsing, Đài Loan cấp).

Hướng nghiên cứu chính

  • Công nghệ sinh học Bacillus: biểu hiện, tinh chế protein, phát triển vector biểu hiện cho Bacillus, phát triển vector “microbiobot”
  • Nấm rễ và nấm ưa đạm: Đa dạng sinh học và đặc điểm sinh lý – sinh thái của nấm ưa đạm và nấm rễ ở miền nam Việt Nam; ảnh hưởng của các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học đối với sự hình thành quả thể của nấm rễ ngoại cộng sinh; cơ chế hấp thu cesium và kim loại nặng của nấm hoại sinh và nấm rễ
  • Vi sinh ứng dụng trong nông nghiệp: Nấm Trichoderma spp.; nấm ký sinh trên côn trùng: Metarhizium anisopliaeCordyceps spp., IsariaBauveriaPaecilomyces,…; xạ khuẩn phân giải cellulose
  • Vi khuẩn acetic: Thu thập vi khuẩn và nghiên cứu hệ thống học vi khuẩn thông qua đối tượng vi khuẩn acetic với định hướng ứng dụng trong nông nghiệp, chế biến thực phẩm và công nghiệp
  • Nấm lớn: Phân loại học nấm lớn; nuôi trồng nấm ăn; tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học có trong nấm lớn
  • Vi tảo: Phân lập, nuôi cấy, nghiên cứu đặc điểm sinh lý vi tảo; nghiên cứu đa dạng các loài khuê tảo
  • Lên men rượu trái cây: Nghiên cứu lên men một số trái cây (đặc biệt vang nho); nghiên cứu, sản xuất cây giống sạch bệnh (virus)

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

Học viên sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn, kỹ năng nâng cao và có các khả năng sau:

  • Kiến thức

Học viên có thể làm chủ kiến thức chuyên ngành vi sinh, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực vi sinh vật; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến vi sinh vật.

  • Kỹ năng

Học viên có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực vi sinh vật.

Học viên có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến vi sinh vật; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ

  • Năng lực tự chủ và trách nhiệm

Học viên có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

Các vị trí công tác có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp:

Học viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các vị trí công việc đòi hỏi chuyên môn và kỹ năng bậc cao như:

  • Trung tâm hoặc viện nghiên cứu về sinh học hoặc công nghệ sinh học
  • Trung tâm kiểm định, quản lý chất lượng
  • Bệnh viện
  • Trường đại học có đào tạo ngành sinh học hoặc công nghệ sinh học
  • Công ty sản xuất chế phẩm vi sinh, thực phẩm, nước uống, mỹ phẩm
  • Công ty kinh doanh hóa chất và thiết bị PTN

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo.

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Vi sinh vật học
  • Mã ngành: 8420107

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh
  • Ngoài danh mục các Ngành đã nêu, nếu thí sinh có văn bằng tốt nghiệp các ngành khác thì phải nộp bản sao bảng điểm Đại học tốt nghiệp cho phòng Đào tạo Sau Đại học, để Nhà trường xét duyệt theo từng trường hợp cụ thể và phải học các môn bổ túc kiến thức sau đây:

Tốt nghiệp nhóm ngành: Cử nhân xét nghiệm, Xét nghiệm y học dự phòng, Kỹ thuật xét nghiệm y học

    • Sinh học phân tử

Tốt nghiệp nhóm ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học 

    • Di truyền vi sinh vật (3TC)
    • Kỹ thuật thao tác trên gen (3TC)

Tốt nghiệp nhóm ngành: Công nghệ kỹ thuật môi trường

    • Sinh học phân tử (3TC)
    • Thực tập chuyên ngành vi sinh (4TC)

Tốt nghiệp nhóm ngành: Sinh y học và môi trường

    • Vi sinh (3TC)
    • Sinh học phân tử (3TC)
    • Thực tập chuyên ngành vi sinh (4TC)
    • Thực tập vi sinh cơ sở (1TC)

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 20 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Môn cơ bản: Sinh học cơ bản
  • Môn cơ sở: Sinh học cơ sở
  • Ngoại ngữ (theo chương trình thi tuyển của Trường ĐHKHTN)

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2021 – đợt 1

Tham khảo: 

Vi sinh
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273