Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

CT “THỬ LÀM NHÀ NGHIÊN CỨU” 02 - Tìm hiểu và trải nghiệm các hướng nghiên cứu

17:32, 15/05/2019
6460
0

CHƯƠNG TRÌNH “THỬ LÀM NHÀ NGHIÊN CỨU” – LẦN 2

Tìm hiểu và trải nghiệm các hướng nghiên cứu của nhóm Công nghệ gene và ứng dụng

Đối tượng:

Sinh viên năm nhất, năm hai khoa Sinh học – Công nghệ Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQG-HCM

Địa điểm:

  • Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học phân tử, phòng B.19, cơ sở Nguyễn Văn Cừ
  • Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Ung thư, nhà B6.1, cơ sở Thủ Đức – Dĩ An

Thời gian và nội dung chương trình:

Chương trình gồm các sự kiện chính như sau:

  • Ngày 02/8/2019: Buổi giới thiệu chung về các hướng nghiên cứu (bắt buộc tham gia)
  • Từ ngày 05 đến 31/8/2019: Trải nghiệm tại phòng thí nghiệm trong 4 tuần, mỗi tuần đều có 4 hướng nghiên cứu khác nhau diễn ra đồng thời.

Hướng nghiên cứu 1: Sử dụng mô hình ruồi giấm nghiên cứu cơ chế phân tử bệnh ở người

Hướng nghiên cứu 2: Tạo dòng, biểu hiện protein tái tổ hợp bằng hệ thống E. coli

Hướng nghiên cứu 3: Nghiên cứu sản xuất protein tái tổ hợp ở quy mô lớn

Hướng nghiên cứu 4: Thử nghiệm hoạt tính sinh học của protein tái tổ hợp bằng mô hình tế bào động vật

(Nội dung chi tiết của 4 hướng nghiên cứu được trình bày ở cuối thông báo)

Sinh viên có thể lựa chọn tham gia trải nghiệm từ 1 cho đến cả 4 hướng nghiên cứu trên và có thể lựa chọn thời điểm tham gia.

  • Ngày 03/9/2019: Tổng kết chương trình (bắt buộc tham gia)

Cách thức đăng ký:

  • Điền thông tin qua link đăng ký: http://tinyurl.com/dangkythulamnghiencuu 
  • Đồng thời, thực hiện 01 sản phẩm tự giới thiệu, hình thức bất kỳ (bài viết, slide, poster, clip,…), trong đó ngoài các thông tin tự giới thiệu cần nêu rõ mong muốn của bản thân khi tham gia chương trình. Sản phẩm gửi về email: bm.cnshptmt@hcmus.edu.vn.
  • Hạn chót đăng ký: 31/5/2019

Ban tổ chức sẽ chọn tối đa 24 sinh viên phù hợp nhất tham gia chương trình “Thử làm nhà nghiên cứu” – Lần 2. Danh sách tham gia chính thức sẽ được thông báo qua email.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nội dung sẽ trải nghiệm qua các hướng nghiên cứu:

Sinh viên tham gia chương trình sẽ được:

  • Thử là sinh viên học tập, nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm
  • Học tư duy thiết kế thí nghiệm, xây dựng kế hoạch làm việc
  • Ngoài ra, sinh viên sẽ được biết các kỹ thuật đặc trưng của từng hướng nghiên cứu và cách ghi nhận, phân tích kết quả tương ứng

Hướng nghiên cứu 1: Sử dụng mô hình ruồi giấm nghiên cứu cơ chế phân tử bệnh ở người

  • Nghiên cứu xác định vai trò gene/protein trong phát sinh bệnh ở người
  • Phân tích tế bào thần kinh trên mô hình ruồi giấm mang kiểu hình bệnh Parkinson
  • Phân tích sàng lọc thuốc điều trị bệnh Parkinson

Hướng nghiên cứu 2: Tạo dòng, biểu hiện protein tái tổ hợp bằng vi khuẩn E. coli

  • Thực hiện các kỹ thuật sinh học phân tử cơ bản như cắt gene, nối gene, tách chiết plasmid, nhân bản gene
  • Thực hiện tạo và sàng lọc dòng vi khuẩn mang vector tái tổ hợp
  • Cảm ứng biểu hiện protein tái tổ hợp và phân tích sự biểu hiện của protein tái tổ hợp được tạo ra

Hướng nghiên cứu 3: Nghiên cứu sản xuất protein tái tổ hợp ở quy mô lớn

  • Vận hành hệ thống lên men vi sinh vật quy mô 15 lít, theo dõi các thông số của hệ thống để kiểm soát quá trình tăng sinh và sản xuất protein
  • Thu nhận và tinh sạch protein bằng các thiết bị hiện đại, quy mô lớn
  • Đánh giá sản lượng protein mục tiêu và tính toán hiệu suất của quy trình sản xuất

Hướng nghiên cứu 4: Thử nghiệm hoạt tính sinh học của protein tái tổ hợp bằng mô hình tế bào động vật

  • Nuôi cấy tế bào động vật cho các thử nghiệm in vitro
  • Xác định mật độ tế bào và chuẩn bị mẫu tế bào cho thử nghiệm hoạt tính sinh học của protein tái tổ hợp
Xác định và phân tích sự tăng sinh của tế bào để cho thấy hoạt tính của protein
Người viết : cnshphantu&moitruong
Ý kiến bạn đọc
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273