Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU

11:14, 12/07/2016
8556
0

Hiện tại bộ môn có 02 nhóm nghiên cứu thành viên, mỗi nhóm đều có định hướng phát triển khác nhau, dựa trên thế mạnh về Vi sinh và Sinh học Phân tử vốn có. 

Nhóm Công nghệ gene và Ứng Dụng

Trưởng Nhóm: PGS. TS. Đặng Thị Phương Thảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. GIỚI THIỆU

Nhóm nghiên cứu Công Nghệ Gene và Ứng Dụng được thành lập bởi PGS. TS. Đặng Thị Phương Thảo vào năm 2008 với mục tiêu nghiên cứu ứng dụng CNSH, đặc biệt công nghệ gene vào đời sống đồng thời đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao nghiên cứu trong lĩnh vực này cho xã hội. Hiện tại, nhóm đang tiến hành các hướng nghiên cứu sản xuất protein thuốc tái tổ hợp trên hệ thống vi sinh vật; biểu hiện protein bacteriocin lên bề mặt tế bào nấm men ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về các cây thuốc dân gian ở Việt Nam; nghiên cứu cơ chế phát sinh các bệnh thần kinh và sàng lọc hợp chất kháng ung thư trên mô hình ruồi giấm chuyển gene.

Hàng năm, nhóm có tuyển các bạn sinh viên năm 4, học viên cao học và nghiên cứu sinh tham gia vào các hướng nghiên cứu của nhóm nhằm hướng dẫn, đào tạo các bạn về nghiên cứu khoa học và nhiều kỹ năng khác. Các kết quả nghiên cứu được đúc kết trong các khóa luận, luận văn và luận án tốt nghiệp đồng thời được công bố trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Bên cạnh đó nhóm đang tiến hành xây dựng và hoàn thành các quy trình sản xuất ứng dụng để chuyển giao công nghệ cho các công ty sản xuất.

  Thông tin liên lạc:

  PTN. Công nghệ sinh học phân tử (B19)

  Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, TPHCM

  Tel: +848 3830 7079

  E-mail: thaodp@hcmus.edu.vn

 

  2. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Nhóm nghiên cứu đang triển khai bốn hướng nghiên cứu chính bao gồm:

    - Hướng nghiên cứu sản xuất protein thuốc tái tổ hợp trên hệ thống vi sinh vật.

    - Hướng nghiên cứu Cây thuốc dân gian.

    - Hướng nghiên cứu Bacteriocin

    - Hướng nghiên cứu cơ chế phát sinh bệnh thần kinh và sàng lọc hợp chất kháng ung thư trên mô hình ruồi giấm.

  Thông tin chi tiết tham khảo tại đây

Nhóm Y sinh học GMIF

Trưởng Nhóm:

TS. Trần Văn Hiếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. GIỚI THIỆU

Nhóm nghiên cứu Y sinh học GMIF được thành lập từ năm 2011 bởi TS. Trần Văn Hiếu. Ban đầu, nhóm tập trung nghiên cứu protein tái tổ hợp ứng dụng trong dược phẩm và mỹ phẩm, đặc biệt các cytokine hỗ trợ điều trị ung thư và làm đẹp da. Hiện nay, nhóm mở rộng thêm các hướng nghiên cứu về công nghệ nano như nano polymer cho việc phân phối thuốc bôi da, nano từ để phân tách tế bào; công nghệ chấm lượng tử để theo dõi tế bào; nghiên cứu cơ chế và thử tạo vắc xin uống, vắc xin giải độc tố…

Ngoài ra, với mong muốn tạo một môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng không kém phần thoải mái, nhóm GMIF luôn có nhiều buổi sinh hoạt hỗ trợ kỹ năng như quản lý thời gian, trình bày báo cáo khoa học dạng nói và viết, tương tác với đồng nghiệp…

  Liên hệ:

  PTN. Công nghệ sinh học phân tử (B19)

  Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  227 Nguyễn Văn Cừ, P4, Q5, TPHCM

  Điện thoại: (08) 62884499 hay 73089899 (số nội bộ 5940)

  E-mail: gmif.biomed@gmail.com

 

  2. CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU

   - Phân tách tế bào dựa vào từ tính (MACS)

   - Ứng dụng chấm lượng tử (quantum dot) để đánh dấu và theo dõi tế bào

   - Nghiên cứu tạo vắc xin uống sử dụng lactic acid bacteria – LAB

   - Ứng dụng kỹ thuật gen nghiên cứu vaccine giải độc tố/ vaccine dung hợp phòng Enterotoxigenic Escherichia coli (ETEC) cho heo con theo mẹ

   - Nghiên cứu ứng dụng peptide/protein nhắm trúng đích tế bào M để phân phối vaccine uống

   - Ứng dụng các polymer phân huỷ sinh học trong việc phân phối thuốc bôi da

   Thông tin chi tiết tham khảo tại đây

Người viết : cnshphantu&moitruong
Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273