Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ DI TRUYỀN HỌC

Mục tiêu đào tạo

  • Đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực Di truyền, đặc biệt chuyên sâu về mảng Di truyền phân tử để đáp ứng nhu cầu xã hội.
  • Chương trình đào tạo thạc sĩ Di truyền giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến Di truyền – sinh học phân tử.
  • Học viên sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức chuyên sâu, kỹ năng và khả năng xây dựng hệ thống thực hành trong lĩnh vực Di truyền học, có kỹ năng làm việc độc lập, chủ động, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách logic, sáng tạo.
  • Học viên có khả năng nghiên cứu khoa học để tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các bậc đào tạo chuyên sâu hơn nữa ở trong và ngoài nước.

Thế mạnh của chương trình

  • Bộ môn Di truyền được thành lập từ năm 2004.
  • Bộ môn gồm 2 phòng thí nghiệm: PTN Sinh học Phân tử (F04) và PTN Di truyền
  • Hiện nay, Bộ môn có 12 cán bộ đang công tác tại Việt Nam gồm 1 PGS, 2 Tiến sĩ, 2 Nghiên Cứu Sinh, 6 Thạc Sĩ và 1 Kỹ thuật viên; ngoài ra còn có 5 cán bộ đang học tập ở nước ngoài. 
  • Bộ môn thực hiện các hoạt động đào tạo đại học và sau đại học tại khoa Sinh học – CNSH, triển khai các nghiên cứu – hợp tác tại 2 PTN của Bộ môn
  • Nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở tham khảo những chương trình đào tạo thạc sĩ tiên tiến trên thế giới với phương pháp giảng dạy tích cực, dễ hiểu, kích thích sự sáng tạo.
  • Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tận tâm, có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Hóa học thực nghiệm, đã từng được đào tạo ở các trường đại học nước ngoài uy tín bao gồm 1 Giáo sư, 15 Phó giáo sư và hơn 24 Tiến sĩ. Một số giảng viên cũng tham gia giảng dạy ở bậc PTTH nên nắm khá rõ những nhu cầu và đòi hỏi của bậc phổ thông.
  • Phòng thí nghiệm được trang bị với nhiều máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên sâu cũng như thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc tế, cấp nhà nước với nhiều công trình khoa học công bố trong và ngoài nước hàng năm.

Lợi ích của học viên khi tham gia chương trình đào tạo

  • Có được những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực Sinh học Di truyền.
  • Làm quen và sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị thí nghiệm hiện đại.
  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các dữ liệu và thông tin liên quan về Sinh học Di truyền, từ đó đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học.
  • Có kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực Sinh học Di truyền.
  • Học viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các trường đại học và cao đẳng, giảng dạy tại các trường trung học phổ thông, các viện nghiên cứu, các cơ quan ban ngành liên quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp.

Kiến thức

  • Nắm vững và có khả năng vận dụng các kiến thức về kỹ thuật di truyền, sinh học phân tử nhằm ứng dụng thực tế hoạt động dịch vụ thiết bị nghiên cứu về thực phẩm, y dược, nông nghiệp và các ngành nghề có liên quan.
  • Phân tích được các kiến thức bao quát liên quan đến lĩnh vực di truyền học như tế bào học, miễn dịch học, ung thư học, …
  • Diễn giải được các kiến thức về di truyền, sinh học phân tử cơ bản và ứng dụng trong các đối tượng khác nhau như người và động vật, thực vật, vi sinh vật.

Kỹ năng

  • Thao tác được các kỹ thuật di truyền-sinh học phân tử cơ bản và một số kỹ thuật chuyên sâu.
  • Kỹ năng tự học, nghiên cứu khoa học độc lập, thu thập thông tin, tư duy logic để giải quyết vấn đề đặt ra.
  • Kỹ năng làm việc độc lập, theo nhóm, thuyết trình, viết báo cáo, trình bày và bảo vệ kết quả nghiên cứu.

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

  • Thể hiện sự độc lập, tự chủ, trung thực trong học tập, nghiên cứu
  • Thể hiện nghiên cứu khoa học nghiêm túc.

Sơ nét về chương trình đào tạo

Cấu trúc chương trình đào tạo bao gồm:

  • Kiến thức chung
    • Triết học
    • Ngoại ngữ
  • Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
  • Luận văn tốt nghiệp

Một số môn lý thuyết có thể bao gồm cả phần bài tập thực tế, bài tập nhóm hoặc thực nghiệm đi kèm để học viên có thể áp dụng và liên hệ với lý thuyết.

Một số môn được đánh giá cuối kỳ bằng seminar nhằm giúp học viên trang bị kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo

Thông tin tuyển sinh cao học

  • Tên chuyên ngành: Di truyền học
  • Mã ngành: 8420121

Đối tượng người học:

  • Sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành đúng và phù hợp, bao gồm các ngành: Sinh học; Sinh-môi trường; Công nghệ sinh học, Sư phạm Sinh

Thời gian thi tuyển (hằng năm): tháng 5 và tháng 10

Thời gian nộp hồ sơ (hằng năm): tháng 3 và tháng 8

Chỉ tiêu tuyển sinh (hằng năm): dự kiến 16 học viên.

Các môn thi tuyển

  • Môn cơ bản: Sinh học cơ bản
  • Môn cơ sở: Sinh học cơ sở
  • Ngoại ngữ (theo chương trình thi tuyển của Trường ĐHKHTN)

Địa điểm đào tạo: Cơ sở Nguyễn Văn Cừ

Thời gian đào tạo: 1 – 2 năm

Xem chi tiết tại Thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2021 – đợt 1

Tham khảo

Di truyền
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273