Tiến hóa là các quá trình diễn thế sinh thái của sinh vật để thích nghi với môi trường sống luôn thay đổi. Đa dạng Sinh học là hệ quả của các quá trình trên, được thể hiện qua các cấp độ: đa dạng nguồn gen, đa dạng loài, đa dạng quần thể-quần xã và đa dạng hệ sinh thái. Như vậy tiến hóa-đa dạng sinh học cho thấy một tiến trình động, cho kết quả cuối cùng là sự đa dạng sinh học diễn ra trong một không gian và thời gian xác định.
Với mục tiêu thực hiện các chủ đề được ưu tiên đầu tư trong Chiến lược phát triển Khoa học Công nghệ Việt Nam trong giai đoạn 2017-2025 định hướng đến 2030 phát triển khoa học cơ bản và định hướng ứng dụng trong lĩnh vực khoa học sự sống, nhóm nghiên cứu đang tiến hành các dự án liên quan đến bảo tồn & phát triển nguồn gen đa dạng sinh học bản địa và các dịch vụ của hệ sinh thái. Đối tượng nghiên cứu chính là các nhóm động vật bản địa nhạy cảm, bao gồm Cá, Lưỡng cư và Thân mềm (cụ thể là Ốc cạn).
Cụ thể:
- Nghiên cứu trong lĩnh vực Sinh học và Sinh thái Biển: nghiên cứu về đặc trưng sinh học, sinh thái và liên kết quần thể (quá trình di cư, phát tán và kết nối của các loài cá nước ngọt và cá biển), sự phân bố và phục hồi của quần thể, các yếu tối môi trường chi phối sự phân bố và phát triển của các loài cá..
- Nghiên cứu và xây dựng cơ sở dữ liệu ở mức độ phân tử về tiến hóa và đặc tính sinh học trên một số đối tượng nhằm đánh giá tiềm năng di truyền, bảo tồn và phát triển nguồn gen của các loài sinh vậy quý và đặc hữu của Việt Nam, các loài có giá trị kinh tế và đang bị khai thác cạn kiệt (như các loài Cá, Ốc, Lưỡng Cư)
- Nghiên cứu tác động của con người đến sự phân bố, tập tính dinh dưỡng của Lưỡng cư, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của rừng đầu nguồn.
Thông tin liên hệ:
PGS.TS. Hoàng Đức Huy - hdhuy@hcmus.edu.vn
PTN Động vật - Lầu 2 Dãy D
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM - 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp.HCM