Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Khóa tập tuấn “Contribution of CHEMical ecology to the knowledge of MANGroves ecOsystem functioning in Vietnam - CHEMMANGO)

14:22, 19/09/2023
1531
0

Học viên đăng kí tham gia khóa tập huấn theo đường link sau: https://forms.gle/kQPss7XZSBHmaRJ18

Hạn chót: hết ngày 29/09/2023. 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu và trao đổi học thuật liên tục từ năm 2015 giữa Viện Đa dạng sinh học và Sinh thái vùng Địa Trung Hải (Institut Méditerranéen de Biodiversité et d’Ecologie - IMBE, Đại học Aix-Marseille) và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE) thì một số chương trình hợp tác nghiên cứu như CNRS IRP France-Vietnam; PEPS Mangroves 2015; CNRS EC2CO đã được tiến hành. Tiếp theo vào năm 2018, IMBE và HNUE đã đồng tổ chức Hội thảo về Sinh thái hóa học, qua đó ghi nhận được nhu cầu về nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này từ các đơn vị tham dự hội thảo. Do đó, IMBE nhận thấy việc tổ chức một khóa tập huấn về Sinh thái hóa học là cần thiết vì không chỉ đáp ứng được việc đào tạo nguồn nhân lực mà còn mở rộng mạng lưới các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này. Năm 2021, Viện IMBE triển khai dự án “Contribution of CHEMical ecology to the knowledge of MANGroves ecOsystem functioning in Vietnam - CHEMMANGO” dưới sự tài trợ của Viện Nghiên cứu Phát triển (Institut de Recherche pour le Développment - IRD). Dự án được tiến hành từ 2022-2024 và nhận được sự hợp tác từ các Trường Đại học ở Việt Nam, gồm: Đại học Sư phạm Hà Nội (HNUE),  Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) và Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. HCM. 

2. MỤC ĐÍCH VÀ KẾT QUẢ DỰ KIẾN

Khóa tập huấn được tổ chức nhằm mục đích tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu cho người học về Sinh thái hóa học, ngành khoa học nghiên cứu về các tương tác sinh thái dưới sự kiểm soát của các chất trung gian hóa học và là một lĩnh vực liên ngành của khoa học phát triển bền vững.

Học viên sau khi tham gia khóa tập huấn sẽ tiếp thu được các kiến thức và kĩ năng nghiên cứu liên ngành giữa sinh thái học, hóa học và sinh học ở góc độ tìm hiểu chức năng sinh thái của rừng ngập mặn. Đây là cơ sở giúp học viên có thể áp dụng trong việc giải quyết các vấn đề môi trường đang đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của rừng ngập măn hiện nay cũng như để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, cải thiện khả năng chống chịu của hệ sinh thái và cả con người là một mắt xích quan trọng có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường này. 

3.  THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ KHÓA TẬP HUẤN

Đối tượng tham gia: Học viên Cao học, ưu tiên là Học viên từ Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG-HCM

3.1 Thời gian, địa điểm tổ chức khóa tập huấn

Từ ngày 4/11-12/11/2023, tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Tp. HCM

Địa chỉ: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, Tp. HCM

3.2 Địa điểm tham quan, khảo sát thực địa

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 

Địa chỉ: 1541 Đường Rừng Sác, Ấp An Nghĩa, Xã An Thới Đông, Huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh

3.3 Thành phần tham gia tổ chức: 

- Cơ quan phía Việt Nam (tổ chức): Bộ môn Sinh thái-Sinh học tiến hóa, Khoa Sinh học-Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

- Cơ quan phía nước ngoài: Viện Đa dạng sinh học và Sinh thái vùng Địa Trung Hải (Institut Méditerranéen de Biodiversité et d’Ecologie - IMBE, Đại học Aix-Marseille (Pháp)

3.4 Dự kiến thành phần và số lượng tham dự: 

Khóa tập huấn có số lượng người tham gia dự kiến khoảng 20 người, bao gồm ban tổ chức và học viên

Thành phần tham dự

Quốc tịch

Số lượng

Chủ trì khóa tập huấn

Việt Nam

1

Chủ trì khóa tập huấn

Pháp

1

Diễn giả

Pháp

3

Học viên

Việt Nam 

15 (dự kiến)

 
3.5 Thông tin về báo cáo viên/diễn giả người nước ngoài: 

GS. Anne Bousquet-Mélou công tác tại Viện Đa dạng sinh học và Sinh thái vùng Địa Trung Hải (IMBE) và tham gia giảng dạy tại Viện OSU Institut Pythéas thuộc Đại học Aix-Marseille với các môn học cho chương trình cao học master 1 và 2 về đa dạng sinh học và sinh thái học thực vật. Lĩnh vực nghiên cứu chính của GS. A. Bousquet- Mélou tập trung vào sự tương tác giữa các sinh vật và môi trường xung quanh thông qua sự điều hòa các hợp chất hóa học trung gian. Nghiên cứu của GS tập trung vào hai lĩnh vực chính: (1) Quá trình trao đổi chất diễn ra trong môi trường để đánh giá phản ứng của sinh vật đối với các điều kiện sinh học và phi sinh học trong hệ sinh thái; (2) Vai trò của các hợp chất trao đổi, một khi được đưa vào môi trường thì chúng có tác động gì đối với thảm thực vật thông qua các quá trình trao đổi chất. Các nghiên cứu của GS hiện nay tập trung ở vùng Địa Trung Hải và các hệ sinh thái nhiệt đới.

GS. Catherine Fernandez là Giám đốc của Viện Đa dạng sinh học và Sinh thái vùng Địa Trung Hải (IMBE) với lĩnh vực chuyên môn là nghiên cứu về Hệ sinh thái chức năng và Sinh thái hóa học, trong đó tập trung vào vai trò và tầm quan trọng của các chất chuyển hóa của thực vật trong hoạt động của hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái vùng Địa trung hải (trên cạn và đại dương), hệ sinh thái rừng ngập mặn. Do đó GS. Fernandez đã tham gia nhiều dự án nghiên cứu cũng như đào tạo nhân lực trong lĩnh vực Sinh thái thực vật, Hóa sinh thái và Thống kê sinh học như EduSapMan và IntASEK vào năm 2014, 2018 ở Marseille (Pháp), International Research Internship Program (IRIP) ở San Diego State Univeristy (Mỹ) (2014), Summer School Erasmus Intensive Program “Soil and water” ở Cộng hòa Czech (2012) và Estonia (2013), Summer school Greencycles II Initial Training Network on global biosphere climate interactions ở Pháp (2011). 

GS. Virginie Baldy là Phó Giám đốc của Viện Đa dạng sinh học và Sinh thái vùng Địa Trung Hải (IMBE) và tham gia giảng dạy cho bậc đại học và sau đại học từ năm 1994 với các môn học liên quan đến sinh thái rừng, hệ sinh thái đất và thuỷ vực nước ngọt. Về nghiên cứu, GS. Baldy tập trung vào mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và chức năng của các hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái rừng ngập mặn thông qua sự phân hủy vật rụng và ảnh hưởng của các chất biến dưỡng do thực vật trao đổi với môi trường ngoài lên chuỗi thức ăn ở đất. GS. Baldy cũng đã tham gia vào các dự án đào tạo với GS. Fernandez được mô tả ở trên từ những ngày đầu làm việc ở IMBE.

- TS. Stéphane Greff làm việc tại Viện Đa dạng sinh học và Sinh thái vùng Địa Trung Hải (IMBE) với vai trò là Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm trong lĩnh vực Sinh thái hóa học và trao đổi chất, biến đổi khí hậu. TS. Greff đang tham gia vào nhóm nghiên cứu của GS. Fernandez trong việc xây dựng các mô hình nghiên cứu về Sinh thái hóa học thực vật ở vùng Địa Trung Hải và rừng ngập mặn trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu hiện nay với 19 bài báo được xuất bản trong 5 năm trở lại đây. 

4. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH LÀM VIỆC

- Chương trình làm việc của Khóa tập huấn

Ngày

Nội dung thực hiện

Người thực hiện

Ngày 4/11/2023 

8h30-9h

Giới thiệu về Khóa tập huấn CHEMMANGO

Ban giảng huấn và điều phối viên chương trình1

9h-10h45

Chức năng và tầm quan trọng của hoạt động biến dưỡng ở thực vật

C. Fernandez

10h45-11h00

Nghỉ giải lao

11h00-12h30

Mối tương tác cảm nhiễm giữa các loài thực vật

A. Bousquet-Mélou

12h30-13h30

Nghỉ giải lao

13h30-16h30

Thí nghiệm về tương tác cảm nhiễm ở thực vật

Học viên làm việc theo nhóm

Ngày 5/11/2023

9h00-10h30

Sự phân hủy vật liệu lá rụng, một quá trình quan trọng trong hệ sinh thái chức năng

V. Baldy

12h-17h

Di chuyển về Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ

Mọi người tham gia khóa tập huấn

Ngày 6/11/2023

9h00-10h00

Giới thiệu tổng quan về Rừng ngập mặn Cần Giờ 

Đào Văn Tấn

10h00-12h00

Các phương pháp nghiên cứu sinh thái hóa học ngoài thực địa

Ban giảng huấn và điều phối viên chương trình1

12h00-13h00

Nghỉ giải lao

13h00-16h30

Mô tả cấu trúc rừng ngập mặn tại khu vực khảo sát 

Sinh viên làm việc theo nhóm

Ngày 7/11/2023

9h00-11h00

Minh họa phương pháp lấy mẫu COV 

C. Fernandez

11h00-13h30

Di chuyển về Tp. HCM

Mọi người tham gia khóa tập huấn

13h30-14h30

Kiểm tra kết quả thí nghiệm tương tác cảm nhiễm (ngày 4/11/2023)  

Mọi người tham gia khóa tập huấn

Ngày 8/11/2023

9h00-10h45

Vai trò của tương tác cảm nhiễm trong diễn thế sinh thái của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam)

A. Bousquet-Mélou

10h45-11h00

Nghỉ giải lao

11h00-12h30

Phương pháp chiết xuất và phân tích chất biến dưỡng thứ cấp trong sinh thái hóa học

S. Greff

12h30-13h30

Nghỉ giải lao

13h30-16h30

Xử lý số liệu thí nghiệm

S. Greff + Nhóm học viên 1

Ngày 9/11/2023

9h00-12h00

Xử lý số liệu thí nghiệm

S. Greff + Nhóm học viên 2

12h00-13h30

Nghỉ giải lao

13h30-16h30

Xử lý số liệu thí nghiệm

S. Greff + Nhóm học viên 3

Ngày 10/11/2023

9h00-12h00

Phương pháp xử lý thống kê trong thí nghiệm sinh học 

C. Fernandez

12h00-13h30

Nghỉ giải lao

13h30-16h30

Học viên chuẩn bị kết quả để báo cáo

Học viên làm việc theo nhóm

Ngày 11/11/2023

9h00-12h00

Học viên chuẩn bị kết quả để báo cáo

Học viên làm việc theo nhóm

12h00-13h30

Nghỉ giải lao

13h30-16h30

Học viên chuẩn bị kết quả để báo cáo

Học viên làm việc theo nhóm

Ngày 12/11/2023 

9h00-12h00

Học viên báo cáo kết quả 

Học viên báo cáo theo nhóm

12h-12h30

Kết thúc khóa tập huấn 

Ban giảng huấn và điều phối viên chương trình1

1 Ban giảng huấn và điều phối viên chương trình: Anne Bousquet-Mélou, Catherine Fernandez, Virginie Baldy, Stéphane Greff, Đào Văn Tấn và Nguyễn Xuân Minh Ái

- Tóm tắt nội dung bài giảng trong Khóa tập huấn

STT

Bài giảng

Diễn giả

Nội dung chính

1

Chức năng và tầm quan trọng của hoạt động biến dưỡng ở thực vật 

GS. Catherine Fernandez

- Giới thiệu về các hoạt động biến dưỡng diễn ra ở thực vật và các sản phẩm của quá trình này. 

- Vai trò của chất biến dưỡng trong hoạt động sống của thực vật và trong mối tương tác của chúng với các sinh vật khác trong hệ sinh thái. 

2

Mối tương tác cảm nhiễm giữa các loài thực vật

GS. Anne Bousquet-Mélou

- Các con đường phát tán chất biến dưỡng thứ cấp của thực vật vào môi trường. 

- Tương tác cảm nhiễm ở thực vật: định nghĩa, phương pháp nghiên cứu.

- Một số nghiên cứu điển hình về tương tác cảm nhiễm: diễn thế thứ sinh rừng cây lá kim ở Địa Trung Hải, tiềm năng của chất biến dưỡng thứ cấp từ cây rừng ngập mặn trong ức chế sự phát triển của cỏ dại ruộng lúa.

- Ý nghĩa của tương tác cảm nhiễm với biến đổi khí hậu.  

3

Sự phân hủy vật liệu lá rụng, một quá trình quan trọng trong hệ sinh thái chức năng

GS. Virginie Baldy

- Sự phân hủy vật liệu lá rụng và các yếu tố liên quan: sinh học và phi sinh học.

- Thành phần sinh vật đất.

- Các phương pháp nghiên cứu về đất, sinh vật đất trong phân hủy vật liệu lá rụng.

- Lí thuyết là “lợi thế sinh cảnh” (home field advantage).

- Bản chất hóa học của vật rụng và mối liên hệ với sinh vật đất phân hủy vật rụng.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tiến trình phân hủy vật rụng.

4

Vai trò của tương tác cảm nhiễm trong diễn thế sinh thái của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Hồng (Việt Nam)

GS. Anne Bousquet-Mélou

- Giới thiệu địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thế rừng ngập mặn (huyện Giao Lạc, tỉnh Nam Định).

- Đối tượng nghiên cứu trong rừng ngập mặn: loài tác động (Avicennia marina và Sonneratia caseolaris) và loài chịu tác động (Aegiceras corniculatumKandelia obvata và Rhizophora stylosa).

- Thiết kế thí nghiệm: thu mẫu đất và lá - Kết luận về ảnh hưởng của chất biến dưỡng của loài tác động lên sự sống và sinh trưởng của loài chịu tác động.

5

Phương pháp chiết xuất và phân tích chất biến dưỡng thứ cấp trong sinh thái hóa học

TS. Stéphane Greff

- Quy trình lấy mẫu và chiết xuất.

- Lựa chọn dung môi, kỹ thuật chiết xuất phù hợp

- Các kỹ thuật phân tích: GC/MS, LC/MS.

- Các kỹ thuật hậu phân tích.

 
5. NGUỒN KINH PHÍ TỔ CHỨC

Khóa tập huấn được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Phát triển (Institut de Recherche pour le Développment - IRD), trong đó bao gồm các chi phí khi tham gia thực tập thực địa (phương tiện di chuyển, lưu trú, ăn uống); không bao gồm các chi phí trong các buổi học lý thuyết. 

6. LỢI ÍCH CỦA KHÓA TẬP HUẤN 

Khi tham gia khóa tập huấn, học viên sẽ nhận được các lợi ích sau:

  • Tiếp thu được các kiến thức và kĩ năng nghiên cứu liên ngành giữa sinh thái học, hóa học và sinh học với cách tiếp cận hiện đại.

  • Có cơ hội học tập và làm việc trong môi trường tiếng Anh cùng các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm.

  • Không tốn chi phí khi tham gia thực tập trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.

  • Được cấp giấy chứng nhận từ ban tổ chức và tín chỉ tích lũy môn học trong chương trình cao học (nếu có phần chuyển đổi tương đương).  

7. NỘI QUY KHÓA TẬP HUẤN 

Khóa tập huấn được thiết kế gồm các buổi học lí thuyết, thực hành, làm việc thực địa và báo cáo kết quả. Do đó khi tham gia học viên cần đảm bảo:

  • Tham gia tối thiểu 70% thời lượng các buổi lí thuyết và thực hành

    • Riêng buổi thực địa và báo cáo kết quả học viên CẦN PHẢI THAM GIA đầy đủ.

 

 

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273