Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

KHỐI KIẾN THỨC ĐẠI CƯƠNG
Khối kiến thức Toán – Tin học – Khoa học tự nhiên
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO00001
Sinh học đại cương 1

Giới thiệu một cách khái quát các vấn đề căn bản và hiện đại của sinh học nhằm giúp sinh viên có đủ kiến thức nền tảng để tiếp cận các môn cơ sở ngành. 

Nội dung môn Sinh học đại cương 1 gồm bốn phần chính:

- Cơ sở hóa học của sự sống,

- Cấu trúc và chức năng của tế bào và các bào quan,

- Cơ sở của hiện tượng di truyền và biến dị,

- Tiến hóa và đa dạng sinh học.

 

Tài liệu tham khảo: 

Tiếng Việt: Bùi Trang Việt (2012). Sinh học tế bào. Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.

Tiếng Anh: Urry L. A., Cain M. L. 1., Wasserman S. A., Minorsky P. V., and Reece J. B.  (2017). Campbell biology (11th edition), Pearson.

 
3
BB
2 BIO00002
Sinh học đại cương 2

Học phần Sinh Đại Cương 2 sẽ được khái quát bởi các nội dung chương trình như:

-     Sinh học cơ thể người: kiến thức nền tảng về cấu trúc, nguồn gốc và tiến hoá ở người; sơ lược về các hệ thống cơ quan trong cơ thể và chức năng của chúng; vài nét về ứng dụng của sinh học; đạo lý sinh học

-     Sinh thái: Môi trường và các nhân tố sinh thái; mối quan hệ tương hỗ giữa các nhân tố môi trường và sinh vật; sự thích nghi của sinh vật; các đặc điểm về quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển.

-     Sinh học thực vật: sơ nét về tiến hoá thực vật; phân biệt cây song tử diệp với cây đơn tử diệp; cấu trúc, chức năng, dinh dưỡng và vai trò của thực vật

-      Sự tăng trưởng của thực vật bậc cao thông qua các dạng sơ cấp, thứ cấp và sự hoá củ.

Để học và hoàn thành tốt môn học này, các bạn sinh viên cần đọc kỹ tài liệu từ giảng viên, và đọc thêm những tài liệu khác nhằm nâng cao và củng cố kiến thức. Những kiến thức từ môn học sẽ được bổ trợ với môn Thực tập Sinh Đại Cương 2, ngoài ra làm nền tảng cho các chuyên ngành như Sinh lý Thực Vật, Sinh lý Động Vật, Công nghệ Sinh học Nông Nghiệp, Công nghệ Sinh học Y Dược, Vật liệu sinh học.

 

Tài liệu tham khảo:

1)    Phan Kim Ngọc (2019), Sinh học Cơ thể người, Tài liệu nội bộ

2) Campbell N.A, J.B.Reece, L.A. Urry, M.I.Cain, S.A.Wasserman, P.V.Minorsky, and R.B.Jackson (2014), Biology (10th Edition), Pearson Benjamin Cummings.

3)   Nguyễn Đình Giậu, Nguyễn Chi Mai, Trần Thị Việt Hồng (2000), Sinh lý học Người và Động vật, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

4)   Vũ Trung Tạng (2015), Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi THPT Sinh thái học, NXB Giáo dục Việt Nam.

 
 
3
BB
3 BIO00010
Nhập môn Sinh học
2
BB
4 ENV00003
Con người và môi trường

Dựa vào quan điểm sinh thái học và đặt vấn đề

-      Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật (cá thể, quần thể, quần xã sinh vật) và môi trường (các nhân tố vô sinh và hữu sinh); 

-      Mối quan hệ tương hỗ trên lệ thuộc vào các quy luật tác động của nhân tố sinh thái;

-    Gần đây, trong khi sự phát triển mạnh về khoa học và kỹ thuật thì  nguồn tài nguyên dần cạn kiệt và chất lượng môi trường sống suy giảm (biến đổi khí hậu, ô nhiễm). 

Vậy mối quan hệ giữa môi trường và con người có còn là mối quan hệ tương hỗ; 

 

CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

Tìm hiểu về sự tương tác giữa con người và thiên nhiên trong các nền văn hóa khác nhau. kết hợp các kiến thức cơ bản từ một số ngành, bao gồm vật lý học, hoá học, xã hội học, sinh học, lịch sử, địa lý… Từ đó, nhận thức được các vấn đề về cân bằng môi trường và tính bền vững  sinh thái.

 

Cung cấp cho sinh viên một sự hiểu biết cơ bản về mặt lý thuyết về sự tương tác giữa con người và thiên nhiên trong các thời điểm khác nhau và ở các khu vực khác nhau trên thế giới và cũng hiểu được mối quan hệ của con người với môi trường cũng  bị ảnh hưởng bởi lịch sử và vị trí địa lý của họ trong hệ thống thế giới.

 

Môn học “Con người và môi trường” gợi ý cho sinh viên tự rèn luyện bản thân để nắm bắt những cơ hội trong nhiều ngành nghề đòi hỏi vận dụng được các phương pháp liên ngành kết hợp các quan điểm từ cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

 

Trong môn học, sinh viên sẽ được lập nhóm để tham gia báo cáo seminar lấy điểm thành phần, thông qua các chủ đề liên quan tới mối quan hệ của sinh vật với môi trường, giúp sinh viên hiểu rõ và trân trọng hơn về tầm quan trọng của hệ sinh thái xung quanh mình. Hình thức kiểm tra cuối kỳ là tự luận 60 phút, nội dung bài thi có thể được trích từ những bài báo cáo đã được trình bày trong buổi seminar, đồng thời cùng với những kiến thức liên quan tới sinh thái được lồng ghép. Khi làm bài thi, phải nêu được ý nghĩa của môn học, tránh viết những nhận định chung chung.

 
2
BB
5 BIO00081
Thực tập Sinh đại cương 1
1
BB
6 BIO00082
Thực tập Sinh đại cương 2

Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng thực hành tại phòng thí nghiệm về:

-       Mô và cơ quan thực vật

-       Sắc tố thực vật

-       Sự quang hợp và hô hấp

-       Vận chuyển nước ở mô mộc

-       Mô động vật

-       Hoạt động của hệ cơ và điện sinh học

- Sinh thái học quần thể và tác động của chúng lên môi trường

Hình thức đánh giá sẽ được thể hiện qua điểm quá trình và điểm bài thi cuối kỳ. Sinh viên thực tập theo nhóm và cuối mỗi buổi học nộp lại bài tường trình. Trong quá trình học tập, sinh viên không được vắng mặt và phải tuân thủ nghiêm túc nội quy, quy định phòng thí nghiệm. Sinh viên phải chuẩn bị trước bài học theo hướng dẫn  và ôn tập kiến thức cũ một cách thường xuyên để hoàn thành tốt học phần này.

 

Tài liệu tham khảo:

Giáo trình Thực tập Sinh học đại cương 2


 
1
BB
7 CHE00001
Hóa đại cương 1

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về nguyên tử, cũng như giúp sinh viên hiểu - vận dụng được bảng tuần hoàn một cách chính xác.

Nội dung môn học bao gồm: khái niệm nguyên tử; các vấn đề liên quan đến cấu trúc, hoạt động của nguyên tử; tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn; kiến thức liên quan đến các liên kết hoá học trong thế giới sống; trạng thái tồn tại của vật chất (rắn, lỏng, khí); dung dịch hoá học.

Học phần Hoá Đại Cương 1 giúp hệ thống lại kiến thức Hoá học ở chương trình phổ thông, sinh viên cần nghe giảng và ghi bài đầy đủ, thường xuyên ôn lại các kiến thức cũ đã được học, học thuộc lòng các công thức để giải bài tập. Hình thức thi vừa trắc nghiệm, vừa tự luận, nên sinh viên chú ý thời gian làm bài để đạt điểm số tốt nhất. Kiến thức Hoá Đại Cương 1 sẽ hỗ trợ rất nhiều trong các môn học khác (Sinh học Phân tử Đại Cương, Vi Sinh Cơ Sở, Sinh Học Đại Cương 1, Hoá Đại Cương 2, Hoá Đại Cương 3, Vật Lý Đại Cương 2,…)

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Đức Chung (2016), Bài tập Hoá Học Đại Cương, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM

  2. Petrucci, R.H; Harwood, W.S; Herring, F.G (2011); General Chemistry (10th Ed.), Prentice Hall – USA





 
3
BB
8 CHE00002
Hóa đại cương 2

Môn học này sẽ rất bổ ích và thiết thực, giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản và quan trọng về hệ thống sống, như:

-       Các nguyên lý của nhiệt động lực học

-       Khái niệm và các vấn đề liên quan đến Entropy (S); Enthalpy (H); Nội Năng Hiệu Ứng Nhiệt; Năng Lượng Tự Do Gibbs,…

-       Các kiến thức về Cân Bằng Hoá Học như hằng số cân bằng; thương số phản ứng Q; chiều chuyển dịch cân bằng; hiệu suất phản ứng,…

-       Thuyết acid-base; hằng số điện ly; hằng số acid-hằng số base; dung dịch đệm,…

-       Các vấn đề về phản ứng Oxi-Hoá khử; điện cực; pin điện hoá; thế điện cực chuẩn,…

Hình thức đánh giá kết quả học tập là trắc nghiệm và có áp lực về thời gian, vì vậy sinh viên cần làm nhiều bài tập để quen với dạng bài cũng như học thuộc các công thức quan trọng. Môn học sẽ bổ trợ cho quá trình học của các môn Sinh học Tế Bào, Hoá Đại Cương 3,…

 

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Đức Chung (2016), Bài tập Hoá Học Đại Cương, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM

  2. Petrucci, R.H; Harwood, W.S; Herring, F.G (2011); General Chemistry (10th Ed.), Prentice Hall – USA


 
3
BB
9 CHE00003
Hóa đại cương 3

Trong học phần Hoá Đại Cương 3, bao gồm 02 phần là Vô Cơ và Hữu Cơ.

-       Với phần Vô Cơ:  Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về cách gọi tên các hợp chất vô cơ; liên kết hoá học trong các hợp chất vô cơ; các lý thuyết và cường độ của acid-base; phản ứng thuỷ phân; phản ứng oxid-hoá khử; các vấn đề liên quan đến phức chất.

-       Với phần Hữu Cơ: Đề cập các kiến thức về cấu trúc của các hợp chất hữu cơ; phản ứng hoá học của hợp chất hữu cơ; hoá học hữu cơ sự sống (các hợp chất sinh học như lipid, protein, carbohydrate, nucleic acid)

Vì Hoá Đại Cương 3 gồm cả khối lượng kiến thức vô cơ và hữu cơ, nên sinh viên cần ghi chú kỹ cũng như tập trung nghe giảng. Hình thức thi là tự luận lẫn trắc nghiệm khách quan, sinh viên có thể xây dựng chiến lược về thời gian lẫn kiến thức để có kết quả tốt nhất. Kiến thức của môn học này sẽ hỗ trợ đắc lực ở các môn như Sinh học Phân Tử Đại Cương, Sinh học Đại Cương 1, Hoá Đại Cương 2, Sinh học Tế Bào, Vi Sinh Cơ Sở, Sinh Hoá Cơ Sở,…

 

Tài liệu tham khảo:

Petrucci, R.H; Harwood, W.S; Herring, F.G (2011); General Chemistry (10th Ed.), Prentice Hall – USA


 
3
BB
10 CHE00082
Thực tập hóa học đại cương 2

Trong môn học này, sinh viên sẽ được hiểu rõ và thực hành những kiến thức nền tảng về:

-       Phương pháp thể tích; xác định tỷ trọng của chất lỏng

-       Xác định nồng độ acetic acid trong giấm ăn

-       Tác chất có lượng giới hạn

-       Thí nghiệm liên quan acid, base, muối

-       Xác định lượng phospho trong phân bón hoá học NPK

-       Tổng hợp phèn kali Kal(SO4)2.12H2O

-       Tính chất các nhóm hữu cơ

-       Tổng hợp Aspirin

-       Xà phòng và chất tẩy rửa

Hình thức đánh giá dựa trên kết quả của các bài kiểm tra trong lớp, bài tường trình và bài thi cuối kỳ. Với môn học này, sinh viên được phép vắng tối đa 2 buổi và phải trình bày được lý do chính đáng. Trước khi vào buổi thực hành, sinh viên bắt buộc phải chuẩn bị áo blouse và hoàn thành bài chuẩn bị trước ở nhà để nộp trước buổi học.

 
2
BB
11 MTH00001
Vi tích phân 1C

Nhằm rèn luyện tư duy phân tích và giải quyết vấn đề, môn học này sẽ là công cụ đắc lực để rèn luyện khả năng suy luận. Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về:

-       Tích phân: Các định nghĩa và tính chất của tích phân; định lý Cơ bản của tích phân (nguyên hàm, công thức Newton-Leibniz,…); một số phương pháp biến đổi tích phân và ứng dụng của tích phân dùng (tính diện tích, thể tích, giá trị trung bình, xác suất,…)

-       Đạo hàm: Các định nghĩa và tính chất của đạo hàm; công thức cho đạo hàm (đạo hàm của hàm ngược, hàm hợp, hàm sơ cấp, hàm ẩn, hàm bậc cao); ứng dụng đạo hàm (tìm cực trị, tìm xấp xỉ tuyến tính, dùng quy tắc L’Hôpital và ứng dụng trong tính giới hạn,…)

-       Số thực và Hàm số thực: Các khái niệm cơ bản về tập hợp, ánh xạ, tập hợp các số thực, dãy số thực và định nghĩa hàm số sơ cấp, phương pháp tìm công thức và vẽ đồ thị, đường thẳng.

-       Hàm số liên tục: Tìm hiểu các định nghĩa, định lý liên quan tới giới hạn hàm số và hàm số liên tục.

-       Chuỗi số: Khảo sát sâu hơn về dãy số; chuỗi số thực (chuỗi số dương, chuỗi đan dấu và sự hội tụ chuỗi số); chuỗi Taylor và chuỗi Maclaurin

-       Phương trình vi phân: Giải phương trình vi phân cấp một (phương trình vi phân cấp một tách biến, phương trình vi phân cấp một đẳng cấp, phương trình vi phân cấp một tuyến tính)

Với hình thức kiểm tra tự luận, sinh viên nên chú ý về cách trình bày và diễn giải để có thể đạt kết quả tốt nhất.

 

Tài liệu tham khảo:

Giáo trình Vi tích phân 1C (2018), Bộ môn Giải tích (Khoa Toán-Tin Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHCM)

 

3
BB
12 MTH00002
Toán cao cấp C

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức căn bản liên quan đến:

-       Định nghĩa, ứng dụng của ma trận và hệ phương trình đại số tuyến tính

-       Khái niệm, tính chất của định thức và hệ phương trình đại số tuyến tính

-       Xét đạo hàm riêng và sự khả vi của hàm số nhiều biến

Để hoàn thành tốt học phần Toán Cao Cấp C, sinh viên cần tập trung nghe giảng bài và làm nhiều bài tập để hiểu rõ các dạng câu hỏi. Hình thức thi tự luận 90 phút, sinh viên cần chú ý cách trình bày và tính toán cẩn thận.

 

Tài liệu tham khảo:

1)    Ngô Thành Phong (2003), Đại số Tuyến tính và Quy Hoạch Tuyến tính, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

2)    James Stewart (2007), CALCULUS (6th Edition), Thomson Brooks/Cole

3
BB
13 MTH00040
Xác suất thống kê

Việc ứng dụng kiến thức xác suất và thống kê trong học tập, nhất là lĩnh vực Sinh học, là một điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Trong chương trình, nội dung môn học Xác suất thống kê bao gồm:

-       Khái niệm về xác suất và các vấn đề liên quan như các phép toán tập hợp; quy tắc đếm; giải tích tổ hợp; xác suất có điều kiện; lược đồ Bernoulli

-       Những kiến thức về biến số ngẫu nhiên

-       Các dạng phân phối xác suất như: phân phối nhị thức, phân phối siêu bội, phân phối Poisson, phân phối chuẩn, phân phối Gamma và chi-bình phương.

-       Lý thuyết về lấy mẫu và ước lượng

-       Lý thuyết về kiểm định giả thuyết thống kê

-       Dạng xác suất tương quan và hồi quy.

Môn học giúp củng cố kiến thức về xác suất đã được học ở phổ thông, vừa bổ sung những khái niệm, lý thuyết mới giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc giải bài tập. Bên cạnh đó, học phần này sẽ hỗ trợ đắc lực trong môn học Ứng dụng thống kê trong nghiên cứu Sinh học.

 

Tài liệu tham khảo:

Phạm Hoàng Quân, Đinh Ngọc Thanh (2011), Xác Suất Thống Kê, NXB Giáo dục Việt Nam
3
BB
14 PHY00001
Vật lý đại cương 1 (Cơ-nhiệt)

Môn học này rất hữu ích với sinh viên ngành Sinh học và ngành Công nghệ Sinh học, vì sinh viên sẽ có kiến thức để quan sát và giải thích được các vấn đề liên quan đến Lý Sinh, Kỹ Thuật Y Sinh, Công Nghệ Sinh Học chế tạo máy móc, cách vận hành thiết bị trong phòng thí nghiệm; hay hoạt động của các electron dẫn (electron tự do) trong chế tạo các vật dẫn phục vụ cho nghiên cứu trong Sinh học,…

Học phần Vật Lý Đại Cương 2 gồm 03 phần : ĐIỆN TỬ - TỪ TRƯỜNG – QUANG HỌC

-       Với chương Điện và Từ: Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức về điện trường – từ trường tĩnh trong chân không; điện môi – từ môi; cảm ứng điện từ - trường điện từ và phương pháp giải bài tập liên quan đến các nội dung giảng viên yêu cầu.

-       Với chương Quang học: Các kiến thức căn bản và nền tảng về giao thoa ánh sáng; nhiễu xạ ánh sáng; phân cực ánh sáng sẽ được đề cập và làm rõ cho sinh viên.

Vật Lý Đại Cương 2 sẽ không phải là ác mộng nếu sinh viên nghiêm túc và tập trung. Vì ở mức độ đại cương, nên các nội dung trong môn học sẽ chỉ dừng ở mức thông hiểu và vận dụng. Vì hình thức thi tự luận nên sinh viên cần ghi chú và học thuộc các công thức quan trọng, chú ý cách đổi đơn vị cũng như nắm vững các phương pháp giải bài tập để đạt hiệu quả cao.

 

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Thành Vấn, Dương Hiếu Đẩu (2016), Bài tập Vật Lý Đại Cương 2 (Điện-Từ-Quang), NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
3
BB
15 PHY00002
Vật lý đại cương 2 (Điện từ-Quang)

Học phần Vật lý đại cương 1 bao gồm 02 phần kiến thức trọng tâm: Cơ học và Nhiệt học. Nội dung môn học được đúc kết và cô đọng lại nhằm giúp sinh viên có thể giải quyết các bài tập Cơ-Nhiệt cũng như kiến thức nền tảng về Cơ học và Nhiệt học. Sinh viên ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học có thể ứng dụng các kiến thức Nhiệt động học để hiểu rõ thêm về cách vận hành của hệ thống sống (sinh vật, môi trường) thông qua sự trao đổi năng lượng của các hệ nhiệt,…

-       Với phần Cơ học: Sinh viên sẽ biết cách thức xác định phương trình quỹ đạo cũng như phương trình chuyển động của vật; phương pháp phân tích các lực tác động lên vật; từ đó tính toán các đại lượng cần thiết mà đề bài yêu cầu, ví dụ tìm khối lượng, gia tốc, vận tốc,…

-       Với phần Nhiệt học: Sinh viên sẽ được học về khái niệm và các vấn đề liên quan đến khí lý tưởng; tiếp cận và ứng dụng nguyên lý thứ nhất và thứ hai của nhiệt động học để giải quyết bài tập.

Hình thức để đánh giá môn học là hình thức tự luận. Để đạt được kết quả tốt nhất, các bạn sinh viên cần ghi chép bài đầy đủ, tập trung nghe giảng, đọc đề và tính toán thật cẩn thận. Vì đối với các dạng bài phân tích lực, hay bài tập về các quá trình nhiệt động, nếu đọc đề không kỹ càng sẽ rất dễ tính nhầm kết quả.

 

Tài liệu tham khảo:

Nguyễn Thành Vấn, Dương Hiếu Đẩu (2007), Bài Tập Cơ-Nhiệt Đại Cương, NXB ĐHQG TP.HCM

3
BB
Tổng cộng 38
KHỐI KIẾN THỨC CƠ SỞ
Các môn cơ sở ngành
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10002
An toàn và đạo lý Sinh học

Môn học cung cấp cho sinh viên hai nền tảng kiến thức cơ bản về an toàn và đạo lý trong sinh học.

- An toàn sinh học: Sơ lược về lịch sử an toàn sinh học, các tác nhân gây nhiễm, các mức độ gây nhiễm; tìm hiểu kỹ cơ chế, cách sử dụng và biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố của các thiết bị trong phòng thí nghiệm (tủ cấy, máy hấp khử trùng, máy li tâm,...) thông qua hoạt động báo cáo seminar. Đồng thời, sinh viên cũng được các kiến thức về phân loại và ghi nhãn các hóa chất, các biển báo về các mức độ nguy hiểm. 

- Đạo lý sinh học: Tìm hiểu các quy định luật pháp trong nước và quốc tế về việc ứng dụng các kỹ thuật sinh học hiện đại như chỉnh sửa gene, sản phẩm GMOs, nhân bản vô tính,..

Môn học được đánh giá thông qua bài báo cáo seminar và thi cuối kỳ với hình thức trắc nghiệm có vận dụng các tình huống thực tế. Để học tốt môn này, sinh viên cần rèn luyện tư duy đọc hiểu nhanh và phán đoán nhanh nhạy để giải quyết các tình huống có trong bài thi. Đồng thời, chú ý kỹ các thông tin trong bài giảng để vận dụng thật hiệu quả. 

 
2
BB
2 BTE10009
Ứng dụng thống kê trong nghiên cứu Sinh học

Chương trình thống kê căn bản và áp dụng trực tiếp vào nghiên cứu sinh học. Chương trình được thiết kế cho các sinh viên không phải sinh viên chuyên ngành toán hay thống kê.

            Ứng dụng thống kê trong nghiên cứu sinh học giúp sinh viên hiểu các thiết kế thí nghiệm cơ bản  và phân tích thống kê ứng dụng cho các thí nghiệm sinh học. Sinh viên phải trải qua 30 tiết lý thuyết và 30 tiết thực hành trên máy tính với phần mềm thống kê R. R là một trong những phần mềm thống kê miễn phí được các nhà khoa học ở nhiều nước trên thế giới phát triển, đánh giá cao  và áp dụng vào các nghiên cứu và báo cáo của mình. Giáo trình này cung cấp nhiều chủ đề ứng dụng cụ thể vào các lĩnh vực nghiên cứu trong sinh học như thống kê mô tả bằng thông số và bằng hình ảnh, so sánh các nhóm với z-test, t-test, F-test (var.test), và phân tích phương sai một và hai nhân tố (ANOVA), hồi quy tuyến tính đơn biến (simple regression), Chi-square test (χ2-test) cho so sánh các tỉ lệ và kiểm định tính độc lập của 2 biến, ước tính cỡ mẫu cần thiết, cách ghi và giải thích ý nghĩa sinh học của kết quả phân tích thống kê.

Tài liệu tham khảo:

 

STT

Tên sách

Tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

1

Biomathématiques: analyse, algèbre, probabilités, statistiques

Simone Bénazeth et al.

MASSON

2001

2

Statistique

Yadolah Dodge, Farhad Mehran et Michel Rousson

PAN

1990

3

Statistiques: Économie - Gestion - Sciences -Médecine (avec exercices d'application)

Thomas H. Wonnacott and Ronald J. Wonnacott

ECONOMICA

1995

4

Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R

Nguyễn Văn Tuấn

NXB KHKT

2006

5

Basic Statistics using Excel and MegaStat

Orris J. B.

McGraw-Hill

2007

2
BB
3 BIO10004
Thực vật học

Môn học giới thiệu cho sinh viên các kiến thức căn bản về giới thực vật với sự đa dạng các nhóm từ: rong (tảo), địa y- đài thực vật, khuyết thực vật, thực vật có hoa... Trong đó, tập trung vào các nội dung chính như:

  • Các hệ thống phân loại thực vật: xếp loại và xác định tên của một đối tượng thực vật

  • Phân loại thực vật cơ bản

  • Các đặc điểm hình thái và giải phẫu thực vật: nguồn gốc hình thành, cấu tạo của các mô và chức năng của rễ, thân, lá của thực vật.

  • Mối liên hệ và sự đa dạng tiến hóa của những nhóm thực vật này

Đồng thời, sinh viên cũng được biết đến các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu các khía cạnh đã đề cập phía trên. 

Qua môn học, sinh viên được rèn luyện khả năng ghi nhớ một cách có hệ thống, khả năng quan sát và tìm hiểu các loài thực vật khác nhau. Đây cũng là môn học nền tảng cung cấp kiến thức và các thuật ngữ chuyên ngành cho sinh viên yêu thích nghiên cứu thực vật, tập trung vào tiến hóa, đa dạng và  phân loại học. 

 

Tài liệu tham khảo:

Barsanti, L. and P. Gualtieri, 2007. Algae: Anatomy, Biochemistry, and Biotechnology. Journal of Phycology 43(2)

Esau. 1965. Plant anatomy. Wiley Inc. 767 p. 

Graham, E.L và L.W. Wilcox, 2000. Algae. Prentice Hall, Upper Saddle River.

Michael G. Simpson, 2006. Plant Systematic. Elsevier Academic Press, London.

Phạm Hoàng Hộ, 1969. Rong biển Việt Nam. Nxb Trung tâm Học liệu - Bộ Giáo dục. Sài Gòn, 558 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 1972. Tảo học. Nhà xuất bản Trung tâm Học liệu - Bộ Giáo dục. Sài Gòn, 300 trang.

Phạm Hoàng Hộ, 1999-2001. Cây Cỏ Việt Nam, Vol. 1-3. Nxb Trẻ.

Van Den Hoek et al., 1995. Algae,: An Introduction to Phycology. Cambridge Uni. Press

3
BB
4 BIO10005
Động vật học

Môn học cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến đặc điểm hình thái, cấu trúc, chức năng các cơ quan và hệ cơ quan, đặc điểm sinh học, tiến hóa của các nhóm ngành động vật quan trọng trong giới động vật như động vật nguyên sinh, thân mềm, chân khớp, động vật có xương như lớp cá, bò sát, lưỡng cư, chim, thú,.... Thông qua các kiến thức của môn học, sinh viên có khả năng nhận biết được sự đa dạng của thế giới động vật và ý nghĩa của chúng trong hệ sinh thái. 

Môn học yêu cầu sinh viên có kỹ năng ghi chép lại các thông tin bài giảng với khối lượng kiến thức lớn, liên kết và diễn giải lại được các thông tin dưới dạng hình vẽ, chữ viết và sơ đồ. 

 
3
BB
5 BIO10006
Sinh thái học

Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về Sinh thái học nhằm nâng cao nhận thức về thế giới tự nhiên, khả năng vận dụng kiến thức trong việc tìm hiểu, đánh giá tác động môi trường, nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên. Môn học tập trung vào các nội dung chính như:

  • Tìm hiểu sự tương tác giữa sinh vật và môi trường thể hiện qua các quy luật sinh thái và sự tác động của các yếu tố sinh thái. 

  • Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái qua đó xác định vai trò và ý nghĩa của các thành phần sinh vật, phi sinh vật trong một hệ thống tự nhiên. 

  • Các đặc trưng của thế giới sinh vật ở cấp độ tổ chức của quần thể và quần xã, xác định những quy luật chi phối sự tồn tại và phát triển của quần thể và quần xã sinh vật.

  •  Sinh quyển và việc bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học.

Môn học được đánh giá thông qua việc tham gia vào các buổi học lý thuyết, các bài kiểm tra trong suốt quá trình học và bài thi trắc nghiệm cuối kỳ. 

Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt

[1]     Odum Eugene P. (1978). Cơ Sở Sinh thái học (bản dịch).

[2]     Trần Kiên (chủ biên), Hoàng Đức Nhuận, Mai Sĩ Tuấn (1999). Sinh thái học và môi trường. NXB Giáo dục.

[3]     Richard B. Primack (1999). Cơ sở sinh học bảo tồn (bản dịch).

Tiếng Anh

[1]   Begon M., J.L. Harper, and C.R. Townsend (1986). Ecology: Individuals, Populations and Communities, Blackwell Scientific Publications.

[2]   Brooker, R.J, Widmaier E.P; Graham L.E and Stiling P.D. (2014). Biology, McGraw-Hill.

[3]    Campbell N.A, J.B. Reece, L.A. Urry, M.I. Cain, S.A. Wasserman, P.V. Minorsky, and R. B. Jackson (2014). Biology (10th Edition), Pearson,  Benjamin Cummings.

[4]   Stiling P. D. (2002). Ecology: Theories and Applications (Fourth Edition), Prentice-Hall, Inc.

[5]      Smith A.M; Coupland G; Dolan L; Harberd N; Jones J; Martin C; Sablowski R; and Amey A. (2010). Plant Biology, Garland Science.

 
3
BB
6 BIO10007
Sinh hóa cơ sở

Học phần này cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về các loại phân tử sinh học chính trong tế bào (protein, carbohydrate, lipid, nucleic acid, vitamin và hormone). Cụ thể, nội dung học phần tập trung vào: cấu tạo, chức năng, các phản ứng trong con đường chuyển hóa (phân hủy và sinh tổng hợp), và năng lượng của các phản ứng chuyển hóa các hợp chất trên trong cơ thể sinh học. Thông qua môn học, sinh viên có cơ hội rèn luyện kỹ năng lập nhóm, làm việc nhóm và tư duy hệ thống. Sau khi hoàn thành học phần này, sinh viên có thể nhận ra tầm quan trọng của hóa sinh trong lĩnh vực sinh học - công nghệ sinh học và trong cuộc sống hằng ngày.  

Tài liệu tham khảo: 

Tiếng Việt: 

Phạm Thị Trân Châu. Hóa sinh học, NXB Giáo dục, 2013.

Ngô Đại Nghiệp. Kỹ thuật Sinh hóa và các ứng dụng. NXB Giáo dục, 2019. 

Tiếng Anh:  

Nelson, David L. and Michael M. Cox. Principles of Biochemistry W.H. Freeman & Co., [c]. 1119p. 5th ed, 2008

3
BB
7 BIO10008
Sinh lý thực vật

Môn học tập trung vào ba nội dung sau:

  • Giới thiệu các nguyên lý căn bản của Sinh lý thực vật; 

  • Các quá trình liên quan tới sự tăng trưởng và phát triển ở thực vật: sự hấp thu và vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng, sự quang hợp và biến dưỡng carbohydrate, hô hấp và biến dưỡng, kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của thực vật (ra hoa, tạo trái, củ, tiềm sinh và nảy mầm, lão suy và  rụng,…), đáp ứng với stress và sự phòng vệ của thực vật,...

  • Khả năng ứng dụng của sinh lý thực vật (trong nông nghiệp, lâm nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường,...).

Tài liệu tham khảo:

Bùi Trang Việt (2016). Sinh lý thực vật đại cương. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (lưu hành nội bộ).

Taiz L., Zeiger E. Møller I.M., and Murphy A. (2014). Plant physiology. 6th edition. Sinauer Associates.

 Các sách, tạp chí có liên quan đến sinh lý thực vật. 

 

.

 
3
BB
8 BIO10009
Sinh lý động vật

Thông qua môn học này sinh viên được cung cấp kiến thức chi tiết về mặt cấu trúc và chức năng sinh lý và cơ chế điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác nhau ở động vật như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, miễn dịch,... đặc biệt tập trung khai thác các khía cạnh trên ở con người. 

Giáo trình môn học được viết một cách chi tiết sẽ là một hỗ trợ rất lớn để sinh viên nắm bắt và củng cố các kiến thức bên cạnh tham gia các buổi học và trao đổi với giảng viên. 

Môn học này giúp sinh viên có thể tiếp thu các nội dung của môn Sinh lý học người, Sinh lý dinh dưỡng tốt hơn, thông qua việc liên kết kiến thức, hiểu rõ các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể. Do đó, sinh viên cũng cần phát triển khả năng vận dụng kiến thức đã học để co thể đạt kết quả tốt trong môn học này.

 

Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt: Giáo trình Công nghệ sinh học trên người và động vật - Phan Kim Ngọc

 
3
BB
9 BIO10010
Vi sinh

Vi sinh hiện diện khắp nơi trong tự nhiên, có vai trò quan trọng trong sinh giới và được ứng dụng rộng rãi trong y học, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường và nghiên cứu cơ bản. Vi sinh vật học cơ sở là môn học cung cấp cho sinh viên cái nhìn tổng quát về vai trò và sự tác động của vi sinh vật lên môi trường sống và con người.  Thông qua môn học này, sinh viên được tích lũy các kiến thức cơ bản về:

  • Đặc điểm cấu trúc và chức năng của tế bào vi sinh vật

  • Sinh lý của vi sinh vật

  • Các cơ chế di truyền phân tử của vi sinh vật

  • Đặc điểm sinh thái và tiến hóa vi sinh vật

  • Các vi sinh vật gây bệnh ở người

  • Ứng dụng của vi sinh vật trong công nghiệp, nông nghiệp và công nghệ sinh học phân tử vi sinh vật

Bên cạnh các kiến thức cụ thể về vi sinh vật, lồng ghép trong môn học này, sinh viên sẽ tiếp cận với nhiều kiến thức sinh học phân tử, miễn dịch học và các kỹ thuật dùng trong nghiên cứu vi sinh vật học.

Để học tốt môn học này, sinh viên cần chủ động đọc các tài liệu, nắm bắt và liên kết kiến thức, tích cực trao đổi thêm với giảng viên. Kết quả môn học sẽ được đánh giá dựa trên các bài tập trong suốt quá trình học và kiểm tra giữa và cuối kỳ.

 

Tài liệu tham khảo:

Tiếng Việt: Vi sinh vật học (tài liệu nội bộ), GS. TS. Trần Linh Thước

Tiếng Anh: Brock Biology of Microorganisms; Fourteen Edition, 2015; Madigan, Martinko, Bender, Buckley, Stahl.

 
3
BB
10 BIO10011
Di truyền

Ở môn học này, sinh viên sẽ được cung cấp những vấn đề liên quan đến di truyền học như:

+ Sự sinh sản của tế bào

+ Các quy luật di truyền cơ bản và mở rộng

+ Di truyền và biến dị ở cấp tế bào.

+ Phân tích phả hệ và lập bản đồ gen.

+ Di truyền quần thể và di truyền tiến hóa

Thông qua các hoạt động của mỗi buổi học được thiết kế để sinh viên được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, đọc và hiểu tiếng anh chuyên ngành Di truyền, trình bày nội dung bằng sơ đồ tư duy, giải quyết vấn đề qua các bài tâp và câu hỏi. 

Tài liệu tham khảo:

1. Genetics Essentials Concepts and Connections SECOND EDITION…; Benjamin A. Pierce, 2013.

2. slide bài giảng môn Di truyền học.

Tài liệu tham khảo

1. Genetics A Conceptual Approach …; Benjamin A. Pierce, 2012.

2. IntroductIon to Genetic; Anthony J. F. Griffiths, 2015


 
3
BB
11 BIO10012
Sinh học phân tử đại cương

Môn học này trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến cấu trúc và chức năng của các đại phân tử sinh học, nhấn mạnh đến DNA, RNA, protein và cơ chế của các quá trình sao chép và biến động DNA, phiên mã, dịch mã, điều hòa biểu hiện gen ở tế bào prokaryote. 

Môn học được đánh giá thông bài thi cuối kỳ nhằm kiểm tra kiến thức tổng quát. Ngoài ra, các bài kiểm tra theo từng chương sẽ giúp sinh viên ôn lại và hệ thống hoá kiến thức một cách hiệu quả sau từng buổi học. 

Để dễ nắm bắt các nội dung quan trọng, sinh viên nên tập trung nghe giảng bài ở lớp. Sinh viên cũng nên chủ động tìm đọc thêm các sách liên quan đến chủ đề môn học để mở rộng và vận dụng tốt kiến thức học được.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Sinh học phân tử, Hồ Huỳnh Thùy Dương, NXB Giáo dục (2008)

  2. Molecular biology of the cell, Bruce Alberts, Alexander Johnson, Julian Lewis, David Morgan, Martin Raff, Keith Roberts, Peter Walter, John Wilson, Tim Hunt. Sixth edition.  


 
0
BB
12 BIO10013
Thực tập tài nguyên đa dạng sinh học

Môn học được thực hiện ngoài thiên nhiên. Môn học tập trung vào việc khám phá thế giới tự nhiên và các khái niệm căn bản về Tài nguyên Đa dạng Sinh học và các dịch vụ cung ứng, hỗ trợ, điều hòa và văn hóa đem lại. Sinh viên được ra khỏi sự giới hạn của phòng học đưa vào nơi mà các bạn có thể quan sát thế giới tự nhiên trong một cách nhìn khác. Đối với nhiều sinh viên, đây sẽ là cơ hội đầu tiên các bạn sử dụng giác quan cảm nhận để trải nghiệm sự phong phú của thiên nhiên. Sinh viên học qua việc tham quan, tìm hiểu, kiểm tra các ý tưởng và nhận xét các kết quả đạt được. Với hướng dẫn của giảng viên, sinh viên được trao quyền chủ động và chịu trách nhiệm cho việc học của mình. Sinh viên được khuyến khích xây dựng và giải thích ý nghĩa của riêng mình về những khám phá. Khi đi thực tập, bên cạnh có thêm được ngoài những hiểu biết về tài nguyên động thực vật, sinh thái học, môi trường, các bạn còn được rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhận, hình thành tình yêu và ý thức bảo vệ thiên nhiên. Cuối cùng, chuyến đi thực tập sẽ tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa các sinh viên với nhau đồng thời nâng cao kỹ năng làm việc nhóm trong nghiên cứu tài nguyên đa dạng sinh học.

2
BB
13 BIO10014
Thực tập Thực vật học

Đây là môn học bắt buộc và thuộc khối kiến thức cơ sở ngành. Với học phần này, sinh viên có thể:

-       Nắm rõ các quy tắc phân tích hình thái ngoài và giải phẫu các cơ quan của thực vật bậc thấp, thực vật bậc cao.

-       Tự phân loại thực vật theo các chìa khoá phân loại. Sử dụng phương pháp nhuộm 2 màu để cắt, nhuộm, quan sát, phân biệt rễ, thân, lá; phân biệt thực vật một và hai lá mầm; phân biệt cơ cấu sơ cấp và thứ cấp của hai lá mầm.

Với hình thức đánh giá là 100% điểm thi cuối kỳ. Sinh viên cần đi học đầy đủ, ôn bài thường xuyên và học song hành với môn Thực vật học.

 

Tài nguyên môn học:

1)    Phạm Hoàng Hộ, 1969. Rong biển Việt Nam. Trung tâm học liệu xuất bản – Bộ giáo dục và Thanh niên, Sài Gòn.

2)    Phạm Hoàng Hộ, 2001, Cây cỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ

3)    Hutchinson J., 1967, Key to the families of flowering plants of the world, Clarendon Press

 

1
BB
14 BIO10015
Thực tập Động vật học

Môn học cho phép sinh viên vận dụng các kiến thức cơ bản liên quan đến đặc điểm hình thái, cấu trúc, chức năng các hệ cơ quan và đặc điểm sinh học, tiến hóa của các nhóm ngành động vật quan trọng trong giới động vật như động vật nguyên sinh, thân mềm, chân khớp, động vật có xương như lớp cá, bò sát, lưỡng cư, chim, thú,.... Từ đó, sinh viên cần quan sát và nhận diện các mẫu vật trên thực tế tại phòng thí nghiệm từ các mẫu vật có kích thước nhỏ trên kính hiển vi đến mẫu vật có kích thước lớn có thể quan sát, cầm nắm. 

Môn học yêu cầu sinh viên có khả năng ghi nhớ, nhận diện, phân biệt các mẫu vật, phân loại,  mô phỏng lại một số mẫu vật bằng hình vẽ, nắm được các đặc điểm về cấu trúc, chức năng, tập tính sống của các ngành động vật chính. 

Để học tốt môn học này, sinh viên cần ghi nhận đầy đủ thông tin, hình vẽ, hình ảnh của các mẫu vật qua mỗi buổi học; nắm bắt và vận dụng các kiến thức từ môn Động vật học.

 
1
BB
15 BIO10017
Thực tập Sinh thái học

Môn học này thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và bắt buộc trong chương trình. Sinh viên sẽ được hướng dẫn về:

Các kỹ năng và phương pháp để đánh giá mối quan hệ giữa sinh vật và các yếu tố sinh thái vô sinh và hữu sinh trong hệ sinh thái (xung quanh đời sống sinh vật) từ đó quan sát, ghi nhận, thu thập, đo đạc các nhân tố này với những phương pháp cụ thể, ví dụ như trong khảo sát quần thể, quần xã sinh vật.

Về quy định chung, sinh viên cần tham dự đầy đủ các buổi lý thuyết thực tập và thực tập, không được vắng mặt buổi nào trong quá trình học thực tập trừ khi bản thân sinh viên bị bệnh.

Để học tốt môn học này, sinh viên sẽ cần chuẩn bị trước kiến thức của các môn học Sinh học đại cương, Sinh thái học và Xác suất thống kê.

 

Tài nguyên môn học:

1)    Nguyễn Thị Lan Thi (chủ biên) (2019). Giáo trình thực tập Sinh thái học. 

2)    Nguyễn Văn Khang (1998). Thực tập nghiên cứu thiên nhiên.

3)    Nguyễn Văn Sức (1998). Phương pháp nghiên cứu một số nhóm động vật trong hệ thống sinh thái đất.

 

1
BB
16 BIO10017
Thực tập sinh hóa cơ sở

Đây là môn học bắt buộc trong giai đoạn cơ sở ngành giúp sinh viên có khả năng ứng dụng các kiến thức về đặc tính hóa học, cấu trúc và chức năng của các phân tử sinh học cơ bản vào các thí nghiệm phân tích sinh hóa cơ bản. Cụ thể hơn, trong phạm vi môn học, sinh viên sẽ thực hành phân tích và định lượng các hợp chất sinh hóa như amino acid, protein, carbohydrate, vitamin và chất khoáng.

Bên cạnh các thao tác thực hành, sinh viên còn được nắm rõ hơn về các nội quy an toàn phòng thí nghiệm, làm quen với các dụng cụ và thiết bị cơ bản trong sinh hóa, hiểu rõ và hình dung tốt hơn về các kiến thức lý thuyết liên quan đã học.

Nắm bắt tốt các kiến thức về hóa đại cương và sinh hóa cơ sở sẽ hỗ trợ sinh viên rất lớn trong quá trình hoàn thành môn học này.

1
BB
17 BIO10018
Thực tập Sinh lý thực vật

Đây là học phần bắt buộc và có khối kiến thức cơ sở ngành. Sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về kỹ năng thực hành để sinh viên có thể ứng dụng vào những lĩnh vực Sinh lý Thực vật. Sinh viên sẽ được hiểu rõ những nguyên tắc thực nghiệm trong Sinh lý Thực vật.

Sinh viên cần vượt qua sinh học đại cương 1, 2; thực tập sinh học đại cương 1,2. Sinh viên sẽ học song hành với môn sinh lý thực vật.

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên:

-       Bài kiểm tra đầu giờ (9 bài): 10% điểm

-       Bài báo cáo (9 bài): 20% điểm

-       Kiểm tra cuối kỳ: 70% điểm

 

Tài nguyên môn học:

1)    Sách giáo trình thực tập Sinh lý thực vật cơ sở

2)    Bùi Trang Việt, Nguyễn Thị Ngọc Lang, Nguyễn Du Sanh, Võ Thị Bạch Mai 1998. Thực tập Sinh lý thực vật. NXB ĐHQGHCM

3)    Bùi Trang Việt, 2000, Sinh lý thực vật – Dinh dưỡng, NXB ĐHQGHCM

4)    Meidner H., 1984, Class experiments in plant physiology, Geogre Allen & Unwin.

 

 
1
BB
18 BIO10019
Thực tập Sinh lý động vật

Đây là học phần bắt buộc trong giai đoạn cơ sở. Sinh viên cần trang bị vững kiến thức nền tảng của môn Sinh lý động vật, kiến thức các môn Sinh học phân tử, Di truyền, Lý Sinh học, Công nghệ hỗ trợ sinh sản cũng bổ trợ cho môn này.

Học phần này chủ yếu ứng dụng các kiến thức đã học từ Sinh lý động vật. Đối với phần Giải phẫu, sinh viên sẽ được tiến hành giải phẫu chuột, từ đó quan sát các hệ cơ quan, hệ hô hấp, hệ cơ, hệ sinh sản. Đối với kiến thức về sinh lý máu, sinh lý sinh sản, sinh viên cũng sẽ thực hiện trên đối tượng chuột, tiến hành lấy mẫu máu, quan sát, tập xác định nhóm máu ABO; thực tập khảo sát giao tử động vật hữu nhũ. Đối với sinh lý máu, sinh lý cơ - thần kinh, sinh viên sẽ tiến hành giải phẫu và xử lý trên đối tượng là ếch, thực tập xác định chu kỳ hoạt động tim và ngoại thu tâm, thực tập đánh giá sự đáp ứng của cơ xương. Còn đối với sinh lý hô hấp, sinh viên sẽ thực tập ghi lại cử động hô hấp từ những người bạn của mình.

Đối với học phần này, sinh viên sẽ không phải thi kết thúc học phần, tuy nhiên cần lưu ý tác phong, giờ giấc, trang phục khi tham gia lớp học. Cần chuẩn bị bài kỹ để kiểm tra đầu giờ có kết quả tốt cũng như tiến hành thao tác thí nghiệm thuận lợi. Giảng viên sẽ cung cấp kiến thức, sinh viên cần dựa vào kiến thức ấy cùng với những gì quan sát được từ thí nghiệm, tiến hành làm báo cáo, phân tích và giải thích.


 
1
BB
19 BIO10020
Thực tập Vi sinh

Dựa trên những lý thuyết về Vi sinh, môn học giúp sinh viên bước đầu làm quen với một phòng thí nghiệm vi sinh và giới thiệu, rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng, thao tác vi sinh cơ bản bao gồm:

-Các nội quy, kỹ năng, sử dụng thiết bị dụng cụ trong một phòng thí nghiệm vi sinh  cơ bản . 

-Nhận diện hình thái các nhóm vi sinh vật cơ bản.

-Thực hiện thao tác phân lập và làm thuần các nhóm vi sinh vật chính. 

-Thực hiện tiêu bản vi sinh (sống và nhuộm); quan sát hiển vi các tiêu bản này. 

-Thực hiện một số phương pháp định lượng cơ bản xác định mật độ vi sinh vật. 

-Thực hiện một số khảo sát xác định đặc tính sinh lý-sinh hóa của chủng vi sinh vật thuần khiết

-Tìm hiểu và thực hiện một số phương pháp bảo quản và giữ giống đơn giản.

Sinh viên tự trang bị áo blouse và phải mặc áo blouse khi vào lớp. Sinh viên cần tìm hiểu kỹ bài theo nội dung được dặn trước khi đến lớp. Quy định cụ thể về các yêu cầu và cách đánh giá trong thời gian học được gửi đến sinh viên  kèm theo lịch học, chương trình học trước khi bắt đầu môn học. Thi kết thúc môn học bao gồm lý thuyết và thực hành sẽ được đánh giá trực tiếp. 

 Tài liệu tham khảo:

              1.       Tài liệu Thực tập vi sinh cơ sở - Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp. HCM

              2.       Nguyễn Lân Dũng dịch, Thực tập Vi sinh vật học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp – Hà Nội, 1983.

              3.       Harry W. Seeley, Jr and Paul J. Vandemark, Microbes in Action: A Laboratory Manual of Microbiology, W. H. Freemand and Company, 1962.

              4.       C. H. Collin, Patricia M. Lyne and J. M Grange, Microbial Methods, Butterworth-Heinemann Ltd, 1995.

              5.       Prescott, Harlet and Klein, Laboratory exercises in Microbiology 7th edition, McGraw-Hill companies, 2008.

              6.       Harold J. Benson, Microbiological Applications: Laboratory Manual in General Microbiology, McGraw-Hill companies, 2004.

1
BB
20 BIO10021
Thực tập Di truyền

Là môn học đại cương- Bắt buộc

Môn học cung cấp kỹ năng thực hành liên quan đến nghiên cứu di truyền tế bào, di truyền đột biến NST và các quy luật di truyền cơ bản. Giúp sinh viên hiểu rõ kiến thức di truyền học và có thể làm được sản phẩm tiêu bản khử nước trong môn học thực tập chuyên ngành.

Cụ thể, môn học cung cấp các kỹ năng thực hành bao gồm:

-         Nhuộm và làm tiêu bản nguyên phân, giảm phân

-       Cách tiến hành xử lý và quan sát thể đột biến đa bội.

-     Chuẩn bị môi trường- tiến hành thực hiện phép lai- phân tích số liệu phép lai để làm rõ quy luật di truyền trên ruồi giấm

-     Phân tích bộ NST người để phát hiện các dạng đột biến liên quan đến cấu trúc và số lượng NST…

- xác định cấu trúc di truyền của quần thể

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần trang bị các kiến thức cơ bản về chu kì tế bào, các quy luật di truyền cơ bản.

 
1
BB
21 BIO10022
Thực tập Sinh học phân tử đại cương

Nội dung của môn học cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thao tác cơ bản trong sinh học phân tử, minh họa phần nào một số kiến thức sinh học phân tử. Ngoài ra môn học cũng cung cấp cho sinh viên những kỹ năng thao tác và phân tích kết quả của một số kỹ thuật cơ bản trong sinh học phân tử như: tách chiết DNA, RNA, điện di, xác định mật độ quang, cách sử dụng enzyme và PCR.

 

Kết quả đánh giá môn học được thông qua bởi điểm của: bài kiểm tra trên lớp, bài báo cáo thực tập, quá trình thao tác thí nghiệm và bài thi cuối kỳ. Sinh viên không được phép vắng mặt ở các buổi thực hành và phải tuân thủ các nội quy phòng thí nghiệm. Sinh viên cần đọc giáo trình, làm các câu hỏi pre-lab trước khi vào phòng thí nghiệm để có thể hiểu rõ quy trình thí nghiệm. 

 

Tài liệu tham khảo:

Giáo trình thực tập Sinh học Phân tử Đại Cương (lưu hành nội bộ)

 

1
BB
Tổng cộng 39
KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH
Chuyên ngành Sinh thái - Tài nguyên Sinh vật
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10301
Thực tập chuyên ngành Sinh thái và Tài nguyên

Môn học giúp sinh viên áp dụng các kiến thức đã học trong các môn học liên quan đến sinh thái học, động vật và thực vật học trong chương trình đào tạo. Trong môn học này, sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế ngoài thiên nhiên và chủ động lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho đợt thực địa của mình. Sau quá trình thực địa, sinh viên sẽ tiếp tục làm việc trong phòng thí nghiệm dưới sự hỗ trợ của giảng viên hướng dẫn để tiếp tục hoàn tất mục tiêu nghiên cứu trên đối tượng cụ thể được sinh viên đề ra từ ban đầu. Kết quả của hai giai đoạn trên được trình bày và báo cáo bằng hình thức poster.

 
4
BB
2 BIO10303
Hệ thống học động vật

Môn học cung cấp các công cụ ứng dụng hai hệ thống phân loại chính là microtaxonomy – phân loại ở cấp độ loài và macrotaxonomy – phân loại ở cấp độ trên loài trong việc xác định hiện trạng và phân bố các nguồn tài nguyên động vật. Đây là cơ sở cho bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn gen động vật ở Việt Nam. Trong quá trình học, các bài giảng và bài tập sẽ nêu và phân tích các ví dụ cụ thể khi xây dựng một hệ thống phân loại và phát sinh loài động vật để xác định phân bố tài nguyên động vật. Sinh viên được hướng dẫn thực hiện cách kết hợp lý thuyết với hình ảnh, mẫu vật cụ thể từ phòng thí nghiệm, Genbank, và ngoài thực địa để trả lời nguồn gốc gen động vật Việt Nam trong các ứng dụng nuôi trồng, chọn giống và bảo tồn

 
 
2
TC
3 BIO10305
Sinh học bảo tồn

Đây là môn học tự chọn định hướng và có khối kiến thức chuyên ngành. Nội dung chính của môn học gồm các phần:

-       Giới thiệu về sinh học bảo tồn

-       Những mối đe doạ đối với đa dạng sinh học

-       Bảo tồn ở cấp độ quần thể và loài

-       Bảo tồn ở cấp độ quần xã

-       Bảo tồn và phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên các thành phần:

-       Dự lớp tối thiểu 80% điểm

-       Bài tập: 100% điểm

-       Thảo luận: 100% điểm

 

Tài nguyên môn học:

Richard B. Primack (1999). Cơ sở Sinh học Bảo tồn.

2
TC
4 BIO10308
Sinh thái thực vật

Đây là môn học có kiến thức thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Sinh viên cần phải tích luỹ môn Thực vật học, Sinh lý thực vật, Sinh thái học đại cương trước khi bắt đầu học phần này. Các kiến thức về Sinh thái thực vật sẽ được cung cấp như:

-       Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái trên sự sống của thực vật.

-       Thuộc tính của quần thể thực vật, quần xã thực vật và các phương pháp khảo sát quần thể, quần xã thực vật, các vấn đề về sinh thái của hạt ví dụ như sự phát tán hạt.

-       Giới thiệu về phân bố, cấu trúc của các kiểu thảm thực vật rừng tiêu biểu ở Việt Nam.

-       Giới thiệu sơ lược về sự phân bố của thảm thực vật trên thế giới.

Hình thức đánh giá dựa trên sự tham dự lớp học, thuyết trình, báo cáo, thảo luận, bài thu hoạch, thi giữa kỳ và cuối kỳ. Với thang điểm 10% cho chuyên cần, 30% cho báo cáo, thảo luận tại lớp và 60% thi cuối kỳ. Sinh viên cần trau dồi các kỹ năng thuyết trình và kỹ năng viết báo cáo khoa học để hoàn thành tốt môn học này.

Tài liệu tham khảo:

1)    Odum, Cơ sở Sinh thái học, tập 1, 2 (Bản dịch Tiếng Việt), NXB Đại học-Trung học chuyên nghiệp, 1978

2)    Cơ sở Sinh thái học, Vũ Trung Tạng, 2001

3)    Sinh thái học và môi trường, Trần Kiên (chủ biên), 1999

4)    Thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng, 1978

5) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng, 1998

6) Các tài liệu khác có liên quan

 
2
TC
5 BIO10309
Thủy sinh học đại cương

Môn học giới thiệu tầm nhìn hiện nay, toàn thể và cân đối về thủy sinh học, một môn học nghiên cứu về tương tác giữa thủy sinh vật và môi trường nước nội địa và hải dương của Việt Nam. Tính chất vật lý, hóa học, và sinh học của các thủy vực. Đa dạng sinh học, phân bố địa lý, địa sinh vật, sinh thái thủy vực, giám sát môi trường nước, tiềm năng nguồn lợi và hiện trạng sử dụng, phương hướng khai thác, bảo vệ đa dạng thủy sinh vật và phát triển bền vững nguồn lợi sinh vật các thủy vực ở Việt Nam. Quá trình học, kết hợp các bài giảng lý thuyết, sinh viên được hướng dẫn lên ý tưởng và thực hiện một dự án độc lập (tùy ý). Với phương pháp học giải quyết vấn đề, sinh viên sẽ nâng cao kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề thực tế qua quá trình đọc, phân tích thông tin, viết, trình bày và thuyết trình báo cáo về sinh thái môi trường nước ở Việt Nam.

2
TC
6 BIO10320
Quản trị tài nguyên tự nhiên

Học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành Sinh thái - Tài nguyên sinh vật (tự chọn có định hướng) và tự chọn tự do cho các chuyên ngành khác. Những nội dung chính của môn học mà sinh viên sẽ được tiếp cận:

-       Các hợp phần và nguyên tắc cơ bản của quản trị và vận dụng các nguyên tắc này trong quản trị tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt chú trọng tài nguyên rừng và đất ngập nước)

-       Phân tích và đánh giá những khuynh hướng quản trị tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và Việt Nam.

-    Liên hệ thực tiễn và đề xuất các giải pháp

 

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên các tiêu chí:

-       Tham gia đầy đủ và thảo luận tích cực trong quá trình học: 10% điểm

-       Trình bày và bảo vệ tiểu luận: 10% điểm

-       Nội dung tiểu luận: 50% điểm

-       Thi trắc nghiệm: 30% điểm

 

Tài nguyên môn học:

 

1.  Borrini_Feyerabend, G., M. T. Farvar, J. C. Nguinguiri and V. A. Ndangang (2007). Co-management of Natural Resources: Organising, Negotiating and Learning-by-Doing. Kasparek Verlag, Heidelberg (Germany), GTZ and IUCN.

2.  KimDung, N., S. Bush, and A. P. J. Mol (2013). "Administrative co-management: The case of special-use forest conservation in Vietnam." Environmental Management 51(3): 616-630.

3.  KimDung, N., S. R. Bush and A. P. J. Mol (2016a). "The Vietnamese State and Administrative Co-Management of Nature Reserves." Sustainability 8(292).

4.  KimDung, N., S. R. Bush and A. P. J. Mol (2016b). "NGOs as bridging organisations in managing nature protection in Vietnam." Journal of Environment and Development 25(2): 191-218.

5.  Moore, P., et al. (2011). Natural Resource Governance Trainers' Manual. IUCN, RECOFTC, and SNV, Bangkok, Thailand. Xii+278 pages

6.  Noble, B. F. (2000). "Institutional criteria for co-management." Marine Policy 24: 69-77.

7. Ostrom, E. (2009). "A general framework for analyzing sustainability of Social-Ecological systems." Science 325.

8.  PanNature (2014). Handbook: Skills for enhancing community participation in forest management. Hanoi, Hong Duc Publishing House.

9.  Parr, J. W. K., P. Insua-Cao, H. V. Lam, H. V. Tue, N. B. Ha, N. V. Lam, N. N. Quang, N. T. Cuong and B. Crudge (2013). "Multi-level co-management in government-designated protected areas-opportunities to learn from models in mainland Southeast Asia." Parks 19(2): 59-74.

10. Plummer, R. (2009). "The adaptive co-management process: an initial synthesis of representative models and influential variables." Ecology and Society 14(2).

11. Plummer, R. and D. Armitage (2007). "A resilience-based framework for evaluating adaptive co-management: Linking ecology, economics and society in a complex world." Ecological Economics 61: 62-74.

12. Plummer, R. and J. FitzGibbon (2004). "Co-management of Natural Resources: A Proposed Framework." Environmental Management 33(6): 876-885.

13. Pomeroy, R. S. and R. Rivera-Guieb (2006). Fishery Co-management: Practical Handbook, CABI Publishing Wallingford, UK and International Development Research Centre, Ottawa, Canada.

14. Tan, N. Q., N. V. Chinh and V. T. Hanh (2008). Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng: Nghiên cứu điểm ở Việt Nam (An evaluation of barriers impacting on sustainable forest management and equity: A case study of Vietnam). Hanoi, Vietnam, IUCN: iii+35 pp.

15.  Zingerli, C. (2005). "Colliding Understandings of Biodiversity Conservation in Vietnam: Global Claims, National Interests, and local Struggles." Society & Natural Resources 18(8): 733-747.

2
TC
Tổng cộng 14
Chuyên ngành Sinh học Động vật
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10201
Thực tập chuyên ngành Sinh học động vật

Môn học hướng dẫn sinh viên những thao tác cơ bản của các kỹ thuật thường được sử dụng trong nghiên cứu hiện đại như: kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật, kỹ thuật PCR, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, kỹ thuật tạo giống cá, kỹ thuật tạo nhiễm sắc thể đồ, nhận biết kết quả mô học…

Môn học giúp sinh viên hiểu được các nguyên tắc các kỹ thuật và thực hiện được các kỹ thuật để ứng dụng vào nghiên cứu sinh học động vật ngày càng được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực tế. 

4
BB
2 BIO10202
Cơ sở tế bào và phân tử của miễn dịch học

Đây là môn tự chọn định hướng trong giai đoạn chuyên ngành, cung cấp các kiến thức sinh học của hệ miễn dịch và các chủ đề liên quan đến lâm sàng thông qua các nội dung giảng dạy: Giới thiệu về Miễn dịch học, Hệ miễn dịch tự nhiên, Kháng nguyên, Kháng thể, Tương tác giữa kháng nguyên – Kháng thể, Quá trình trình diện và nhận diện kháng nguyên, Quá trình hoạt hoá, biệt hoá tế bào T, Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, Quá trình hoạt hoá, biệt hoá tế bào B, Đáp ứng miễn dịch dịch thể, Hệ thống cytokine, Miễn dịch trong y học. Từ đó giúp SV hiểu được các vai trò của hệ miễn dịch của động vật có xương sống; các yếu tố phân tử và tế bào liên quan đến sự miễn dịch. 

Thông qua các hình thức đánh giá môn học như bài tập trên lớp, seminar, kiểm tra học kỳ, SV không chỉ củng cố lại kiến thức được cung cấp trong lớp mà còn được rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích và tổng hợp kiến thức về miễn dịch học.

 

2
TC
3 BIO10203
Nuôi cấy tế bào động vật: Kỹ thuật và ứng dụng
  • Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng và đặc tính của tế bào động vật. Đồng thời, giúp sinh viên hiểu được các vấn đề liên quan đến công nghệ nuôi cấy tế bào gốc như kỹ thuật, quy trình, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân lập tế bào để có thể vận dụng kiến thức vào các lĩnh vực chăn nuôi và y học. Các nội dung chính sẽ chú trọng như sau:

    Giới thiệu về kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật

    Sinh học tế bào nuôi cấy

    Các kỹ thuật được áp dụng như: kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp,  cấy tăng sinh và bảo quản tế bào, kỹ thuật nhận diện tế bào, kỹ thuật phân tách tế bào,...

    Ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy tế bào trong y học và nông nghiệp

    Môn học được đánh giá thông qua điểm thi cuối kỳ với hình thức nghiệm. Do đó, sinh viên cần tập trung chú tâm nghe thầy/cô giảng bài, đồng thời rèn luyện kỹ năng ghi chép và ghi nhớ hiệu quả để có thể vận dụng tốt trong kỳ thi.

  • 1. Slide bài giảng

    2.  Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc. Công nghệ Sinh học trên Người và Động vật. NXB Giáo dục, 2007.

    3. Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trương Định. Công nghệ Tế bào gốc. NXB Giáo dục, 2009

2
TC
4 BIO10204
Nội tiết học ứng dụng

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về:

-       Nội tiết học cập nhật, các hệ sản xuất hormone, các nhóm hormone và cơ chế hoạt động của các nhóm hormone ở mức tế bào, feedback âm và dương tính, tương tác giữa các hormone, các tuyến nội tiết chính ở người và động vật.

-       Một số bệnh nội tiết thường gặp, hướng phòng và trị bệnh.

-       Ứng dụng trong đời sống, chăn nuôi và nuôi cá.

Sinh viên nên tập trung nghe giảng, chủ động tìm và đọc thêm các tài liệu liên quan. Vận dụng kiến thức của môn Sinh học đại cương 2, Sinh lý học động vật,… sẽ hỗ trợ hiệu quả môn học này.

Tài liệu tham khảo:

1)    Nguyễn Đình Giậu (chủ biên), Nguyễn Chi Mai, Trần Thị Việt Hồng, 2000. Giáo trình Sinh lý học người và động vật, NXB ĐHQG-HCM.

2)    Melmed S., Conn P.M, 2005. Endocrinology Basic & Clinical Principles 2nd Edition, Humana Press

3)    Hadley M. E.  & Levine J. E., 2007. Endocrinology 6th edition Pearson Prentice Hall

4)    Squires E. J., 2003, Applied Animal Endocrinology CABI


 
2
TC
5 BIO10205
Sinh học sinh sản

Trên nền tảng môn Sinh lý Động vật, môn Sinh học Sinh sản cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về sinh lý sinh sản ở sinh vật. Môn học tập trung vào sinh lí sinh sản, các cơ chế liên quan sinh lý sinh sản của người và động vật hữu nhũ, cụ thể:

+ Sự hình thành tinh trùng, noãn bào.

+ Sự thụ tinh, đa thụ tinh.

+ Sự phát triển phôi, quá trình làm tổ và sự phát triển thai nhi.

+ Sự sinh nở.

+ Các bệnh lý về sinh sản

Ngoài ra môn học còn sơ lược tình hình vô sinh ở các nước, giới thiệu các công nghệ hỗ trợ sinh sản, các liệu pháp điều trị vô sinh cập nhật và đánh giá một số ảnh hưởng kinh tế - xã hội lên sự sinh sản người và động thực vật.

Môn học với kiến thức ứng dụng thực tiễn, thú vị, sinh viên có thể mở rộng và tự kiểm tra sự hiểu biết của mình. Bên cạnh đó, điểm cộng thông qua các câu hỏi vận dụng kiến thức trên lớp của giảng viên được ghi nhận nhằm khuyến khích khả năng học tập chủ động của sinh viên.

Với hình thức kiểm tra trắc nghiệm cuối môn học, sinh viên cần nắm khái quát tất cả nội dung của môn học và các câu hỏi được ôn tập trong lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Carlson, B. M. (2018). Human Embryology and Developmental biology E-book. Elsevier Health Sciences.

Schatten, H., & Constantinescu, G. M. (Eds.). (2017). Animal models and human reproduction. John Wiley & Sons.

Schatten, H., & Constantinescu, G. M. (Eds.). (2017). Animal models and human reproduction. John Wiley & Sons.

2
TC
6 BIO10206
Sinh lý dinh dưỡng

Sinh lý Dinh dưỡng cung cấp kiến thức cơ bản về sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn, trao đổi chất và năng lượng, tiêu hao năng lượng và những nhu cầu năng lượng của cơ thể. Cụ thể:

+ Sự hấp thu thức ăn trong quá trình tiêu hoá và vai trò của thức ăn trong quá trình dinh dưỡng,

+ Nhu cầu sinh lý đòi hỏi tiêu chuẩn protein trong dinh dưỡng và quá trình hấp thu acid amin; khẩu phần dinh dưỡng và quan niệm của Đông y và Tây y về quá trình dinh dưỡng. 

+ Cơ chế điều tiết thân nhiệt của một cơ thể sống.

 

Môn học đem lại các kiến thức thực tế trong đời sống cho sinh về nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của cơ thể như: lúc bình thường, vận động mạnh, mang thai, ... hoặc áp dụng dinh dưỡng trong điều trị một số bệnh…

Ngoài ra môn học còn cung cấp kiến thức trình bày một bài bào cáo hợp lý, rèn luyện khả năng tự học, tự tìm đọc tài liệu, lắng nghe, đặt câu hỏi thông qua các bài tập tại lớp và báo cáo seminar với các chủ đề cho trước. 


 
2
TC
7 BIO10207
Ứng dụng CNSH trong chọn giống vật nuôi

Đây là một trong những học phần ở giai đoạn chuyên ngành. Ứng dụng CNSH trong chọn giống vật nuôi cung cấp kiến thức căn bản cho sinh viên về việc áp dụng kỹ thuật gen, công nghệ hỗ trợ sinh sản, công nghệ tế bào gốc trong chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh trên vật nuôi, chọn và sản xuất giống động vật. Ngoài ra, môn học giúp sinh viên biết cách ứng dụng CNSH trong nhân giống, bảo tồn động vật, từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng CNSH trong nền công nghiệp chăn nuôi.

Với hình thức đánh giá môn học bao gồm câu hỏi thảo luận trong lớp, bài tập trình bày  ý tưởng và kiểm tra cuối kỳ, sinh viên cần có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm, lắng nghe, tiếp thu chắt lọc thông tin, vận dụng kiến thức để đề xuất các ý tưởng phát triển chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung. 

 
2
TC
8 BTE10303
Công nghệ Tế bào gốc

Tế bào gốc đang được đánh giá có tiềm năng to lớn trong sự phát triển công nghệ sinh học hiện nay. Do đó, môn học Công nghệ tế bào gốc chuyển tải cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cách ứng dụng tế bào gốc trong các lĩnh vực như y học, dược - mỹ phẩm, công nghiệp,...Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức trọng tâm như sau:

Khái niệm và phân loại tế bào gốc

Các cách thu nhận tế bào gốc

Mô tả được các cơ chế phân tử và tế bào của tế bào gốc

Biết được các kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và bảo quản tế bào gốc

Ứng dụng của tế bào gốc trong các lĩnh vực khác nhau 

Giải thích được sự dung nạp miễn dịch và bệnh tự miễn

Ở môn học này, sinh viên được kiểm tra kiến thức thông qua các bài kiểm tra với hình thức trắc nghiệm, điền khuyết và giải quyết tình huống. Do đó, để học tốt, sinh viên cần nắm kỹ kiến thức bài giảng để có thể vận dụng giảng quyết tình huống một cách nhanh nhạy nhất. 

2
TC
Tổng cộng 18
Chuyên ngành Sinh học Thực vật
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10105
Sự tăng trưởng thực vật cấp cao

Môn học này có kiến thức chuyên ngành và là học phần bắt buộc. Điều kiện tiên quyết để sinh viên tham gia môn học là phải đậu Sinh học đại cương 1 và 2 (cả Lý thuyết lẫn Thực tập), Thực vật học, Sinh lý học Thực vật.

Nội dung chính của môn học bao gồm:

-       Các khái niệm trong quá trình tăng trưởng của thực vật: miên trạng, nảy mầm, cây mầm, cây con (mức tế bào, cơ quan, cơ thể)

-       Các yếu tố nội và ngoại sinh tác động lên quá trình tăng trưởng.

-       Các cách kiểm soát sự tăng trưởng ở thực vật.

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên các tiêu chí:

-       Seminar trên lớp: 30% điểm

-       Kiểm tra cuối khoá: 70% điểm

 

Tài nguyên môn học:

1)    Fahn A., 1989, Plant Anatomy, Pergamon Press. Oxford

2)    Hartman H.T., Kester D.E., Davies F.T., and Geneve R.L., 2002, Plant Propagation: Principles and Practices, Prentice Hall, New Jersey

3)    Opik H., Rolfe S.A., and Willis A.J., 2005, The Physiology of Flowering Plants, Cambridge University Press, New York.

4)    Bùi Trang Việt, 2016, Sinh lý thực vật đại cương, Lưu hành nội bộ, Khoa Sinh học và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

3
TC
2 BIO10101
Thực tập chuyên ngành Sinh học Thực vật

Môn học này sẽ giúp sinh viên nâng cao kỹ năng thực hành, sử dụng thành thạo các kỹ thuật dành cho các nghiên cứu chuyên ngành Sinh lý thực vật. Kết quả mong đợi là sinh viên có được kiến thức và kỹ năng bố trí, triển khai các thí nghiệm thuộc chuyên ngành; áp dụng được kiến thức về dinh dưỡng khoáng vào kỹ thuật trồng cây thủy canh; áp dụng được các kiến thức căn bản về chất điều hòa tăng trưởng thực vật trong nhân giống thực vật; ly trích và xác định được hoạt tính các chất điều hòa tăng trưởng thực vật; sử dụng hiệu quả các thiết bị đo sự trao đổi khí thực vật để phục vụ các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Sinh lý thực vật.

4
BB
3 BIO10103
Sự phát triển chồi và rễ ở thực vật

Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên ngành và tự chọn định hướng. Sinh viên cần phải đậu học phần Sinh lý thực vật đại cương để có thể tham gia môn học. Các kiến thức bao gồm:

-       Tác dụng của chất điều hoà sinh trưởng thực vật trên sự biến đổi hình thái và sinh lý trong việc tạo chồi và rễ của mô cấy, cơ quan thông qua các kỹ thuật nuôi cấy chuyên biệt.

-       Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

-       Tạo phôi vô tính         

-       Ghép cành in vitro và các kỹ thuật giâm cành, chiết cành, ghép cành in vivo các loại cây ăn trái, cây cảnh để sản xuất cây giống.

Hình thức đánh giá sinh viên thông qua sự chuyên cần, trình bày seminar, thi kết thúc môn học.

 

Tài liệu tham khảo:

1)    Võ Thị Bạch Mai, 2004. Sự phát triển Chồi và rễ ở thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP.HCM

2)    Bùi Trang Việt, 2000. Sinh lý thực vật đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP.HCM

3)    Gamborg O.L., Phillipe G.C., 2005, Plant Cell. Tissue and Organ Culture, Fundamental Methods. Springer – Verlag Berlin Heidelberg.

3
TC
4 BIO10104
Sự phát triển hoa và trái ở thực vật

Sinh viên cần phải vượt qua hai môn học tiên quyết đó là Sinh học đại cương và Sinh lý thực vật. Đây là môn chuyên ngành, tự chọn định hướng. Nội dung của học phần Sự phát triển hoa và trái ở thực vật là:

-       Tìm hiểu dưới khía cạnh hình thái học và sinh lý học sự phát triển hoa, phát triển trái, các hiện tượng lão suy ở thực vật. Phân tích vai trò của các dấu hiệu môi trường và hormone thực vật trong các giai đoạn này.

-       Sự biểu hiện gene kiểm soát các quá trình phát triển hoa và trái.

Các lưu ý để có thể đạt hiệu quả trong môn học:

-       Sinh viên phải tham dự đủ số buổi học theo quy định (cả buổi học offline và online)

-       Có ý thức giữ trật tự chung và học tập nghiêm túc

-       Tham gia thực hiện và báo cáo seminar theo nhóm dưới sự phân công của giảng viên.

 

Tài nguyên môn học:

-       Bùi Trang Việt, 2000, Sinh lý thực vật đại cương, phần II: Phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM

-       Bùi Trang Việt, 2006. Sinh học di truyền và phân tử, NXB Nông Nghiệp

-       Taiz L. and E. Zeiger, 1991, Plant Physiology, The Benjamin Cumming (1556)

-       Stern K. R., 2008. Introductory of Plant Biology, MacGraw-Hill.

 

3
TC
Tổng cộng 13
Chuyên ngành Sinh hóa
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10401
Thực tập chuyên ngành Sinh hóa

Trong môn học này, sinh viên sẽ thực hiện một số bài thực hành có các ứng dụng trên thực tế như định lượng protein trong thực phẩm và đối chiếu với tiêu chuẩn chất lượng hiện hành, định lượng hàm lượng đường trong thực phẩm, thực hiện phản ứng PCR phát hiện trình tự RNA 16S từ đó ứng dụng định danh vi khuẩn trong mẫu. Bên cạnh đó, sinh viên còn tiến hành tìm kiếm, phân tích các tài liệu tham khảo, xây dựng kế hoạch và trực tiếp thực hiện một đề tài liên quan đến việc nuôi cấy vi sinh vật trên các môi trường cảm ứng nhằm thu nhận enzyme tại phòng thí nghiệm và trình bày ở dạng báo cáo viết, thuyết trình (dưới dạng 1 dự án).

Thông qua môn học, sinh viên phát triển kỹ năng làm việc trong phòng thí nghiệm, tìm kiếm tài liệu khoa học, lập kế hoạch thí nghiệm và đặc biệt là kỹ năng tương tác, làm việc nhóm. 

4
BB
2 BIO10402
Enzyme học

Đây là môn học trong giai đoạn chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về enzyme như:

-         Cấu tạo và cấu trúc enzyme

-         Cơ chế tác dụng của enzyme

-         Các yếu tố ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng enzyme

-         Cơ chế enzyme điều hòa các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Ngoài ra, môn học còn giới thiệu một số ứng dụng và công nghệ liên quan đến enzyme, các phương pháp xác định hoạt tính một số enzyme, kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu về enzym (tinh sạch, cố định enzyme...) cho sinh viên.

Môn học được đánh giá thông qua các báo cáo trong quá trình học và kết quả bài đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ

 
3
TC
3 BIO10403
Sinh hóa chức năng

Học phần Sinh hoá chức năng là học phần tự chọn định hướng có kiến thức thuộc khối chuyên ngành. Và phải tích luỹ môn Sinh hoá cơ sở, sinh viên mới có thể tham gia học môn học này. Sinh hoá chức năng sẽ cung cấp những nội dung chuyên sâu về:

-       Chức năng các hợp chất sinh học tham gia chuyển hoá sinh hoá

-       Mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng của protein, lipid, hợp chất đường, vitamin tham gia chính vào các quá trình chuyển hoá.

-       Tương tác giữa các đại phân tử sinh học thông qua các hoạt động vận chuyển các chất trong cơ thể, vận chuyển các chất qua màng, truyền tín hiệu, điều hoà quá trình chuyển hoá.

Hình thức đánh giá được dựa trên kiểm tra đầu giờ (10%), hoạt động trong lớp (10%), seminar (20%), thi giữa kỳ (20%), thi cuối kỳ (40%). Sinh viên cần thường xuyên ôn tập kiến thức của môn học này, cũng như Hoá đại cương 3, Sinh hoá cơ sở, để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

Nelson, David L. and Michael M. Cox. Lehninger principles of biochemistry, 4th ed. W.H. Freeman & Co., [c] 2005. 1119p. ebook

 

3
TC
4 BIO10404
Hóa protein

Peptide và protein là nhóm sinh chất quan trọng bậc nhất, đóng vai trò then chốt trong tế bào của mọi dạng cơ thể sống. Việc hiểu được chức năng sinh học của peptide và protein thông qua cấu trúc của chúng là một trong những mục tiêu quan trọng của lĩnh vực sinh học cấu trúc. Hóa học protein (protein chemistry) nghiên cứu cấu trúc của các phân tử peptide và protein và dựa vào đó dự đoán tương tác của chúng với các phân tử khác ở cấp độ cơ bản nhất - nguyên tử, trên cơ sở đó dự đoán chức năng sinh học của peptide và protein.

“Hóa học protein” là học phần được giảng dạy trong giai đoạn chuyên ngành, với 6 nội dung chính trình bày những kiến thức cơ bản và nâng cao về trình tự, cấu trúc và chức năng của peptide và protein bao gồm: sự liên quan giữa trình tự và cấu trúc của peptide và protein (Chương I); các biến đổi peptide và protein sau dịch mã (Chương II); sự liên quan giữa cấu trúc và chức năng của peptide và protein (Chương III và IV); các phương pháp xác định cấu trúc bậc 1 và dự đoán cấu trúc không gian của phân tử peptide và protein (Chương V); và cải biến hóa học peptide và protein (Chương VI).

Học phần được triển khai theo hướng chú trọng tạo môi trường cho sinh viên vận dụng các kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập để giải quyết các tình huống - vấn đề quan đến các chủ đề của môn học.

 

Giáo trình môn học:

Nguyễn Thị Hồng Thương, Nguyễn Tiến Thắng (2020). Hóa học protein. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM

 
2
TC
5 BIO10407
Các hợp chất có hoạt tính sinh học

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khái niệm, cấu trúc hóa học, công thức hóa học và những hoạt tính mà các hợp chất có được. Từ đó, ứng dụng chúng vào các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, y- dược phẩm, nông nghiệp,..Sau khi hoàn tất khóa học, sinh viên sẽ tích lũy cho mình những kiến thức cơ bản sau: 

Những ảnh hưởng của các chất có hoạt tính sinh học đến sức khỏe

Các chiến lược tiếp cận giúp ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của các phản ứng đến tế bào

Chẩn đoán những thương tổn của tế bào do các phản ứng oxy-hóa gây ra

Các khái niệm, công thức hóa học của các hợp chất tự nhiên

Cách tinh chiết các hợp chất tự nhiên và ứng dụng chúng trong cuộc sống

Môn học được đánh giá thông qua bài thuyết trình trên lớp và điểm thi cuối kỳ. Để học tốt môn này các bạn sinh viên nên ôn tập lại kiến thức hóa đại cương phần hữu cơ để có thể tiếp thu bài giảng và vận dụng trong thi cử một cách tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

Giáo trình

1. Ngô Đại Nghiệp, Kỹ thuật Sinh hóa và ứng dụng, 2015, NXB Giáo dục.

Tài liệu tham khảo

2. Bernfeld, P. Biogenesis of natural compounds. Pergamon Press 1963.

3. Cannell, R.J.P. Natural products isolation, Humana Press, 1998.

4. Denisov, E. T., Afanasev, I. B. Oxidation and antioxidants in organic chemistry and biology. Taylor and Francis, 2006.

5. Scheuer, P. J. Marine natural products. Academic Press 1981.

6. Lê Văn Đăng. Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên. NXB ĐHQG Tp.HCM. 2005.

7. Nguyễn Thiện Luân, Lê Doãn Diên, Phan Quốc Kinh. Các loại thực phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ở Việt nam. NXB Nông nghiệp

 

3
TC
6 BIO10408
Sinh hóa môi trường

Đây là học phần tự chọn định hướng trong giai đoạn chuyên ngành. Môn học cung cấp các khái niệm cơ bản về hoạt động và đường đi của các chất ô nhiễm. Các cơ chế xâm nhập, phân hủy, chuyển hóa, tích lũy và đào thải chất ô nhiễm. Khả năng phơi nhiễm sinh học, các dạng vận chuyển cần và không cần năng lượng, sự khuếch đại chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật; từ đó, sử dụng chúng để đánh giá chất lượng môi trường. Đây là nhóm sinh vật chỉ thị sinh học trong thử nghiệm độc học môi trường.

Sinh viên cần trang bị kiến thức nền tảng về Sinh học đại cương và Sinh hóa đại cương để nắm bắt kiến thức môn học dễ dàng. Sinh viên cần chú ý lắng nghe, tiếp nhận và phân tích thông tin để liên kết các kiến thức, phục vụ cho các bài tập và hai bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ.

2
TC
7 BIO10409
Sinh hóa y học

Học phần Hoá sinh Y học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Để học môn học này, sinh cần bắt buộc phải tích luỹ được môn Sinh hoá cơ sở. Kiến thức của Hoá sinh Y học sẽ được đề cập:

-       Chuyển hoá bình thường và bất thường của glucid, lipid, amino acid, protein, sự thăng bằng nước và điện giải trong cơ thể.

-       Các chỉ dấu ung thư và bệnh lý miễn dịch. 

-       Hoá sinh lâm sàng một số bệnh tim mạch, gan, thận và nội tiết. Các enzyme sử dụng trong lâm sàng

-     Liệu pháp điều trị cho các bệnh lý chuyển hoá bên trên.

 

Hình thức đánh giá môn học này với bài tập tại lớp (30%), bài tập về nhà (20%), thi cuối kỳ (50%). Sinh viên cần nghiêm túc làm bài tập và ôn lại kiến thức cũ để đạt hiệu quả tốt. Môn Hoá đại cương 3, Sinh hoá cơ sở sẽ là môn học đắc lực hỗ trợ Hoá sinh Y học.

Tài liệu tham khảo:

1)    Clinical chemistry and molecular diagnostics (Burtis C., 2006)

2)    Hoá sinh y học (Đại học Y Dược, 2010)

3)    Biochemistry / Richard A. Harvey, Denise R. Ferrier (5th Edition)

 
2
TC
8 BIO10413
Sinh hóa thực phẩm

Đây là môn học tự chọn định hướng trong giai đoạn chuyên ngành. Môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về thành phần cấu tạo của vật liệu thực phẩm (nước, protein, carbonhydrate, lipid, chất màu, chất tạo vị,…); tính chất vật lý, hóa học, cảm quan và các tính chất chức năng của các hợp phần này, vận dụng các quá trình chuyển hóa sinh học để tìm hiểu bản chất của các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

Từ những kiến thức trên, sinh viên có thể áp dụng để xác định độ hoạt nước trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm; phân tích được tính chất hóa học, tính chất cảm quan, tính chất chức năng của các thành phần cấu tạo nên vật liệu thực phẩm để nhận diện, nhận biết chúng, giải thích các biến đổi của chúng trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm; hiểu được vai trò của các chất trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm.

2
TC
Tổng cộng 21
Chuyên ngành Vi sinh
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10501
Thực tập chuyên ngành Vi sinh

Đây là học phần bắt buộc của chuyên ngành vi sinh. Kiến thức nền tảng của môn Vi sinh và Kỹ thuật vi sinh sẽ bổ trợ rất nhiều cho môn học này.
Với môn học này, sinh viên sẽ được tiếp xúc, nghiên cứu, thực hành  trên các đối tượng vi sinh vật ít gặp, khó nuôi cấy và độc đáo (như xạ khuẩn hiếm, vi khuẩn quang hợp, tảo, nấm lớn ...) bên cạnh các nhóm vi sinh phổ biến; tập trung phân tích so sánh và nhận diện, kết hợp định danh các đối tượng vi sinh, nấm mốc bằng nhiều phương pháp khác nhau, học cách tư duy và triển khai các khảo sát cần thiết để định danh một đối tượng vi sinh vật...; Ngoài ra, giảng viên sẽ hướng dẫn thiết kế các môi trường chọn lọc và nguyên tắc, phương pháp, cách bố trí thí nghiệm và kỹ năng nhận diện nhằm phân lập nhanh các vi sinh vật mục tiêu; thuần khiết và bảo quản vi sinh vật. Cuối cùng, sinh viên học cách xác định và thực hiện các khảo sát cần thiết cho yêu cầu sàng lọc vi sinh vật dựa vào vài hoạt tính điển hình; nguyên tắc và phương pháp của quy trình lên men vi sinh vật đơn giản. Dựa vào những gì đã học, phân tích, giải thích các kết quả thí nghiệm.

Môn học gồm các hình thức đánh giá sự chuyên cần, bài tập trên lớp, bài tập về nhà, kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ. Sinh viên cần nâng cao ý thức tự học, tự tìm hiểu, chăm chỉ nếu muốn đạt kết quả tốt.

4
BB
2 BIO10502
Di truyền vi sinh vật

DI TRUYỀN HỌC VI SINH VẬT

Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về các đặc điểm về di truyền học phân tử trên đối tượng vi sinh vật đặc biệt là vi khuẩn và một vài vài ứng dụng trong thực tế.

Nội dung chính của môn học bao gồm: 

Các đặc điểm di truyền học của vi sinh vật 

Đặc điểm tổ chức của một nhiễm sắc thể ở vi sinh vật

Quá trình sao chép và phân chia tế bào ở vi khuẩn

Sự tái tổ hợp, sửa chữa DNA và ứng dụng 

Điều hòa sự biểu hiện gen ở vi sinh vật và ứng dụng

Một số kỹ thuật tái tổ hợp DNA chính trên vi sinh vật và ứng dụng  

Trong quá trình học, bên cạnh các bài giảng bằng tiếng Việt, còn có thể có một số bài giảng bằng tiếng Anh (có hỗ trợ phiên dịch) để giúp sinh viên cập nhật kiến thức và các từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. Môn học được đánh giá bằng seminar cá nhân và phần thi vấn đáp ngắn vào cuối học kỳ. Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần trang bị các kiến thức cơ bản về sinh học phân tử và vi sinh vật học trong giai đoạn cơ sở ngành.

Tài liệu tham khảo:

Các slide bài giảng với các thông tin được cập nhật từ các bài báo khoa học.

Larry R. Snyder, Joseph E. Peters, Tina M. Henkin, Wendy Champness, Molecular Genetics of Bacteria, 4th Edition, ISBN: 978-1-555-81627-8, 728 Pages, 2013.


 
3
TC
3 BIO10503
Kỹ thuật vi sinh

KỸ THUẬT VI SINH

Là môn học trong giai đoạn chuyên ngành (tự chọn định hướng đối với chuyên ngành Vi sinh), môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu vi sinh vật.

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức để lý giải, chọn lựa các phương pháp nghiên cứu thích hợp cho từng đối tượng, mục tiêu, điều kiện cụ thể như

- Phân biệt được các nhóm vi sinh vật chính thường gặp trong nghiên cứu vi sinh vật:

+Prokaryote: vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn lam

+Eukaryote: nấm men, nấm mốc, nấm lớn, vi tảo

- Các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu vi sinh vật

- Các phương pháp chuyên sâu và hiện đại trong nghiên cứu vi sinh vật

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên chuẩn bị các kiến thức nền về đặc điểm sinh học vi sinh vật, các kiến thức và kỹ năng về tin học và ngoại ngữ.

 

 

 

3
TC
4 BTE10006
PP Kiểm nghiệm vi sinh vật

Môn học nhằm cung cấp kiến thức để hình thành kỹ năng và thái độ về các đối tượng vi sinh vật liên quan đến an toàn vệ sinh  thực phẩm,thức ăn chăn nuôi, nước và môi trường. Với kiến thức và kỹ năng được hình thành qua môn học, sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc trong các tổ chức về lĩnh vực kiểm nghiệm, đánh giá, giám định về chất lượng, an toàn thực phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, nước, môi trường; xét nghiệm bệnh cho người và động vật; các tổ chức khoa học về phương pháp phân tích thuộc các lĩnh vực nêu trên. Môn học bao gồm các nội dung chính như sau: 

- Tổng quan về các vi sinh vật trong an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nước và môi trường;

- Tổng quan và các yêu cầu về xác định vi sinh vật gây mất an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nước và môi trường; 

- Các yêu cầu về phương pháp phân tích, phòng thí nghiệm phân tích vi sinh vật, mẫu dùng cho phân tích.

- Giới thiệu một số quy trình phân tích phổ biến đang áp dụng trong nước và trên thế giới.

- Đảm bảo chất lượng phân tích vi sinh vật.

    Nội dung từng phần của môi học được cập nhật phù hợp với sự thay đổi theo yêu cầu thực tế trong nước và trên thế giới, phù hợp với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật trong từng lĩnh vực liên quan.

Môn học được đánh giá thông qua các báo cáo seminar và bài kiểm tra cuối kỳ theo hình thức trắc nghiệm. Môn học tuy không quá khó nhưng lượng kiến thức trải rộng. Do đó, để học tốt sinh viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu tham khảo và ghi chép đầy đủ kiến thức thầy/cô truyền đạt thêm để có thể vận dụng tốt trong kỳ thi.

Tài liệu học tập:

  1. Phương pháp kiểm nghiệm Vi sinh thực phẩm, tác giả Nguyễn Tiến Dũng - (Giảng viên cung cấp).

  2. Nội dung bài giảng Phương pháp kiểm nghiệm Vi sinh thực phẩm, (dạng PowerPoint) Nguyễn Tiến Dũng - (Giảng viên cung cấp).

  

  1. Sách Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm, nước và mỹ phẩm, tác giả Trần Linh Thước, Nhà xuất bản Giáo dục.

Tài liệu tham khảo

 

1.      Joane M.W, Linda M. S, Christopher J.W – Microbiology- 7th Edition, Mc Graw Hill 2010.

2.      Patrick R.M et al – Manual of clinical Microbiology – Volume 1&2, 9th edition, ASM press 2010.

3.      Hui Y.H, Merle D.P, Gorham J. R – Foodborne disease handbook – Volume 1&2, 2nd Edition, Marcel Dekker Inc, 2010.

Trang website tham khảo

- Bacteriological Analytical Manual (BAM):  http://www.fda.gov/Food/FoodScienceResearch/LaboratoryMethods/

- Hội Vi sinh vật học Hoa Kỳ: http://www.asm.org/

- Food microbiology: http://www.journals.elsevier.com/food-microbiology/

- World Health Organization: https://www.who.int/

3
TC
Tổng cộng 13
Chuyên ngành Di truyền - Sinh học phân tử
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10601
Thực tập chuyên ngành Di truyền – Sinh học phân tử

Đây là môn học bắt buộc đối với sinh viên chuyên ngành Di truyền – SHPT, giúp sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức về di truyền phân tử mà sinh viên đã được học.

Trong môn học này, sinh viên được trang bị thêm các kỹ năng cần thiết để chủ động thực hiện quy trình tạo dòng phân tử, sử dụng một số công cụ tin sinh học trong di truyền sinh học phân tử.

Phần di truyền thực vật cung cấp cho sinh viên các kỹ năng thực hành sau: nhân giống in vitro một số đối tượng thực vật, nhuộm band nhiễm sắc thể và phân tích bộ karyotype của một số loài thực vật, sử dụng phần mềm vi tính để xây dựng bản đồ marker cho một số gen quan trọng. Môn học hỗ trợ kỹ năng thực hành cho hai môn lí thuyết chọn giống cây trồng và cơ sở di truyền chọn giống thực vật.

Thông qua môn học, bên cạnh kỹ năng thực hiện thí nghiệm, sinh viên còn rèn luyện thêm các kỹ năng làm việc nhóm, đọc và phân tích tài liệu khoa học, viết và trình bày báo cáo

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần trang bị các thức về các môn Sinh học phân tử, Kỹ thuật di truyền và Di truyền học.

 
4
BB
2 BIO10602
Kỹ thuật di truyền

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cái nhìn tổng quát về các kỹ thuật trong Di truyền - Sinh học phân tử. Nội dung môn học đề cập đến các vấn đề cơ bản của mỗi kỹ thuật: nguyên lý, các bước thực nghiệm chính và ý nghĩa của các bước này, cách nhận định kết quả và một số ứng dụng. Nhóm các kỹ thuật này gồm:

Các phương pháp tách chiết nucleic acid

Các phương pháp định tính và định lượng nucleic acid

Lai phân tử

PCR và các phương pháp khuếch đại DNA

Tạo dòng phân tử

Giải trình tự

Biến đổi và chuyển vật liệu di truyền

Để học tốt môn học này, sinh viên cần nắm rõ các kỹ thuật, có khả năng vận dụng và phối hợp các kỹ thuật để giải quyết một vấn đề trong nghiên cứu, trên thực tế. Sinh viên có thể rèn luyện khả năng này thông qua việc làm các bài tập nhóm sau mỗi buổi học. 

 

3
TC
3 BIO10603
Chọn giống cây trồng

Để tham gia môn học này, trước tiên sinh viên cần tích lũy kiến thức từ môn Sinh lý thực vật và Di truyền học. Môn Chọn giống cây trồng thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về:

-       Khái niệm và vai trò của giống cây trồng, cơ sở di truyền của chọn giống.

-       Các phương pháp đánh giá thu thập vật liệu khởi đầu, nhập nội giống cây trồng

-       Nguyên lý và phương pháp chọn tạo giống cây trồng đối với các nhóm cây trồng (sinh sản vô tính, tự thụ, giao phấn).

    Phương pháp khảo nghiệm giống, đánh giá và sản xuất giống.

Hình thức đánh giá dựa trên bài tập tại lớp (10%), bài tập về nhà (20%), seminar (30%), thi cuối kỳ (40%). Sinh viên cần tham dự buổi học tối thiểu 75% và tham gia thảo luận, đặt câu hỏi. Lớp học sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ để thuyết trình.

Tài liệu tham khảo:

1)    Giáo trình chọn giống cây trồng (Vũ Đình Hoà và cộng sự, 2005, NXB Nông nghiệp)

2)    Giáo trình chọn giống cây trồng (Luyện Hữu Chỉ và cộng sự, 1999, NXB Nông nghiệp)

3)    Giáo trình chọn giống cây trồng (Nguyễn Văn Hiển, 2000, NXB Giáo dục)

4)    Fundamentals of plant breeding and hybrid seed production (Agrawl R. L, 1998, ebook)

 

3
TC
4 BIO10604
Cơ sở di truyền chọn giống thực vật

Chọn giống cây trồng đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp và giải quyết các vấn đề lương thực toàn cầu. Những hiểu biết về di truyền phân tử giúp chọn giống thực vật được cách mạng hóa và đạt được nhiều thành công to lớn. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về  

Toán thông kê trong chọn giống thực vật

Cơ sở di truyền để phân tích tính trạng nông học như xây dựng bản đồ di truyền và phát triển DNA marker.

Sử phần mềm để lập bản đồ QTL, thiết kế chương trình chọn giống dựa trên marker phân tử. 

Gây đột biến và sàng lọc đột biến bằng những công cụ phân tử. 

Vânj dụng kiến thức phân tử để xây dựng quy trình chuyển gen vào thực vật. 

 

Đây là môn học tự chọn định hướng cho sinh viên chuyên ngành di truyền học.

Tài liệu tham khảo: 

Giáo trình:

1. Current Technologies in Plant Molecular Breeding, Hee-Jong   Koh, 2015,

Tài liệu tham khảo

1. Plant Biotechnology  and genetics, C. Neal Stewart, Jr, 2016.

2. Advances in Plant Breeding Strategies: Breeding, Biotechnology and Molecular Tools, Jameel   M.   Al-Khayri, 2015.

3
TC
5 BTE10308
Sinh học phân tử trong y dược

Đây là môn học thuộc giai đoạn chuyên ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức về nguyên tắc và ứng dụng sinh học phân tử trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe. Thông qua các bài giảng trên lớp, giảng viên lần lượt giới thiệu cho sinh viên về kiến thức nền tảng về mặt cơ chế, các ví dụ liên quan trên thực tế của các nội dung chính như:

Phân tích kiểu gen, tính đa hình của DNA

Xác định gen gây bệnh và nghiên cứu gen gây bệnh in vitro và in vivo 

Epigenetics

Ung thư

Chẩn đoán phân tử

Protein trị liệu

Đồng thời sinh viên sẽ tìm hiểu thêm các ứng dụng của các chủ đề này thông qua phần làm việc nhóm và báo cáo seminar, lắng nghe và thảo luận các phần báo cáo của các nhóm khác.

Để học tốt môn này, sinh viên cần nắm chắc các kiến thức về Sinh học phân tử Đại cương, Kỹ thuật di truyền. Đồng thời sinh viên cũng nằm vững các kiến thức về cơ chế phân tử của các chủ đề trong y học hiện nay như ung thư, epigenetics… từ đó vận dụng để liên kết các kiến thức lại với nhau để nắm bắt và hoàn thành tốt chương trình môn học.



 
3
TC
Tổng cộng 16
HỌC PHẦN TỰ CHỌN TỰ DO
Các môn tự chọn tự do
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1 BIO10102
Sinh học phân tử và tế bào thực vật

Đây là môn học tự chọn thuộc giai đoạn chuyên ngành, cung cấp các kiến thức về:

-  Sự phát triển thực vật ở mức độ tế bào và phân tử;

-  Khả năng kháng của thực vật dưới tác động của điều kiện môi trường và thiên địch

-  Cơ sở tế bào và phân tử trong mục đích xây dựng các nghiên cứu định hướng ứng dụng;

-  Một số kỹ thuật sinh học phân tử căn bản giúp sinh viên có khả năng áp dụng và thực hiện trong các nghiên cứu trên đối tượng thực vật trong tương lai;

Để học tốt môn học này, sinh viên cần nắm được các kiến thức về sinh học tế bào, sinh lý thực vật, sinh học phân tử và di truyền. 

 
2
TC
2 BIO10103
Sự phát triển chồi và rễ ở thực vật

Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên ngành và tự chọn định hướng. Sinh viên cần phải đậu học phần Sinh lý thực vật đại cương để có thể tham gia môn học. Các kiến thức bao gồm:

-       Tác dụng của chất điều hoà sinh trưởng thực vật trên sự biến đổi hình thái và sinh lý trong việc tạo chồi và rễ của mô cấy, cơ quan thông qua các kỹ thuật nuôi cấy chuyên biệt.

-       Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng

-       Tạo phôi vô tính         

-       Ghép cành in vitro và các kỹ thuật giâm cành, chiết cành, ghép cành in vivo các loại cây ăn trái, cây cảnh để sản xuất cây giống.

Hình thức đánh giá sinh viên thông qua sự chuyên cần, trình bày seminar, thi kết thúc môn học.

 

Tài liệu tham khảo:

1)    Võ Thị Bạch Mai, 2004. Sự phát triển Chồi và rễ ở thực vật. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP.HCM

2)    Bùi Trang Việt, 2000. Sinh lý thực vật đại cương. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, TP.HCM

3)    Gamborg O.L., Phillipe G.C., 2005, Plant Cell. Tissue and Organ Culture, Fundamental Methods. Springer – Verlag Berlin Heidelberg.

2
TC
3 BIO10104
Sự phát triển hoa và trái

Sinh viên cần phải vượt qua hai môn học tiên quyết đó là Sinh học đại cương và Sinh lý thực vật. Đây là môn chuyên ngành, tự chọn định hướng. Nội dung của học phần Sự phát triển hoa và trái ở thực vật là:

-       Tìm hiểu dưới khía cạnh hình thái học và sinh lý học sự phát triển hoa, phát triển trái, các hiện tượng lão suy ở thực vật. Phân tích vai trò của các dấu hiệu môi trường và hormone thực vật trong các giai đoạn này.

-       Sự biểu hiện gene kiểm soát các quá trình phát triển hoa và trái.

Các lưu ý để có thể đạt hiệu quả trong môn học:

-       Sinh viên phải tham dự đủ số buổi học theo quy định (cả buổi học offline và online)

-       Có ý thức giữ trật tự chung và học tập nghiêm túc

-       Tham gia thực hiện và báo cáo seminar theo nhóm dưới sự phân công của giảng viên.

 

Tài nguyên môn học:

-       Bùi Trang Việt, 2000, Sinh lý thực vật đại cương, phần II: Phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM

-       Bùi Trang Việt, 2006. Sinh học di truyền và phân tử, NXB Nông Nghiệp

-       Taiz L. and E. Zeiger, 1991, Plant Physiology, The Benjamin Cumming (1556)

-       Stern K. R., 2008. Introductory of Plant Biology, MacGraw-Hill.

 

3
TC
4 BIO10105
Sự tăng trưởng ở thực vật cấp cao

Môn học này có kiến thức chuyên ngành và là học phần bắt buộc. Điều kiện tiên quyết để sinh viên tham gia môn học là phải đậu Sinh học đại cương 1 và 2 (cả Lý thuyết lẫn Thực tập), Thực vật học, Sinh lý học Thực vật.

Nội dung chính của môn học bao gồm:

-       Các khái niệm trong quá trình tăng trưởng của thực vật: miên trạng, nảy mầm, cây mầm, cây con (mức tế bào, cơ quan, cơ thể)

-       Các yếu tố nội và ngoại sinh tác động lên quá trình tăng trưởng.

-       Các cách kiểm soát sự tăng trưởng ở thực vật.

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên các tiêu chí:

-       Seminar trên lớp: 30% điểm

-       Kiểm tra cuối khoá: 70% điểm

 

Tài nguyên môn học:

1)    Fahn A., 1989, Plant Anatomy, Pergamon Press. Oxford

2)    Hartman H.T., Kester D.E., Davies F.T., and Geneve R.L., 2002, Plant Propagation: Principles and Practices, Prentice Hall, New Jersey

3)    Opik H., Rolfe S.A., and Willis A.J., 2005, The Physiology of Flowering Plants, Cambridge University Press, New York.

4)    Bùi Trang Việt, 2016, Sinh lý thực vật đại cương, Lưu hành nội bộ, Khoa Sinh học và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.

3
TC
5 BIO10106
Phát sinh hình thái thực vật

Các quá trình phát sinh hình thái thực vật, bao gồm phát sinh mô, phát sinh cơ quan (chồi, rễ, hoa,...), và phát sinh phôi, được tìm hiểu dưới khía cạnh hình thái học, sinh lý học, sinh học tế bào và phân tử:

- Mô tả các biến đổi hình thái và cấu trúc theo thời gian.

- Phân tích yếu tố nội sinh và ngoại sinh có liên quan đến các biến đổi hình thái và cấu trúc.

- Tìm hiểu cơ chế kiểm soát các quá trình phát sinh hình thái thực vật nhằm áp dụng trong trồng trọt, đặc biệt là vi nhân giống.

Đánh giá môn học:

Điểm môn học được đánh giá dựa trên sự chuyên cần, trình bày seminar, thảo luận, và thi cuối khoá. Sinh viên cần đến lớp đầy đủ và chủ động đọc, nghiên cứu các tài liệu của môn học.

Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Trang Việt (2016). Sinh lý thực vật đại cương. Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (lưu hành nội bộ).

2. Ribatti D. (2015). Vascular Morphogenesis. Methods in molecular biology (Clifton, N.J.)

3. Taiz L., Zeiger E. Møller I.M., and Murphy A. (2014). Plant physiology. 6th edition. Sinauer Associates.

4. Zazímalová E. (2014). Auxin and Its Role in Plant Development. Springer Publisher.

5.    Các sách, tạp chí có liên quan đến Phát sinh hình thái thực vật.

2
TC
6 BIO10107
Sự hóa củ

Đây là học phần tự chọn tự do thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Sinh viên phải đậu Sinh học đại cương 1 và 2 (Cả lý thuyết và thực hành) để được tham gia môn học này. Ngoài ra, sinh viên cần có kiến thức của môn Thực vật học và Sinh lý học Thực vật. Các nội dung môn học bao gồm:

-       Các khái niệm trong sự hoá củ.

-       Các thực vật có củ thường gặp.

-       Vai trò của củ đối với thực vật và con người.

-       Các yếu tố môi trường và yếu tố nội sinh, các chất điều hoà sinh trưởng ảnh hưởng lên sự hoá củ

-       Minh hoạ trên một số loài có củ, hướng dẫn, định hướng cho sinh viên cách để làm tăng/giảm năng suất củ.

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên thảo luận và đánh giá cuối học phần. Các môn học song hành với môn học này là Sự phát triển chồi và rễ, Sự phát sinh hình thái thực vật.

 

Tài nguyên môn học:

1)    Nguyễn Du Sanh, 1999, Sự tăng trưởng củ cỏ ống (Panicum repens L.), Luận án Tiến sĩ Sinh học. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM.

2)    ALVES A.A.C 2002, Cassava Botany & Physiology. In Cassava: Biology, Production and Utilization, Edited by R.J Hillocks, J.M. Thresh and A.C Bellotti. CAB International P.67-69

3)    ESAU K., 1967, Plant anatomy, John Wiley & Sons Inc.

2
TC
7 BIO10108
Thủy canh học

Thủy canh học là một trong những môn tự chọn tự do, cung cấp kiến thức cơ bản về dinh dưỡng khoáng của cây và các kỹ thuật thủy canh như: thủy canh không hồi lưu (thủy canh tĩnh), thủy canh hồi lưu và các biến thể của chúng nhằm ứng dụng để nuôi trồng các loại cây ngắn ngày như rau ăn lá, rau mầm, củ quả, hoa cảnh và các cây chuyển tiếp từ giai đọan in-vitro ra vườn ươm mà không cần trồng trong đất, trồng được nhiều lần trong năm mà không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.

Với hình thức đánh giá môn học bao gồm seminar và thi tự luận cuối kỳ, sinh viên ngoài việc nắm được các kỹ thuật thủy canh mà giảng viên cung cấp trên lớp thì còn phải sử dụng kỹ năng tìm kiếm, tổng hợp thông tin với những kỹ thuật tương tự hoặc các kỹ thuật thủy canh mà giảng viên yêu cầu tự tìm hiểu.

2
TC
8 BIO10109
Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

Cung cấp kiến thức căn bản nhằm ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô và tế bào thực vật cho vi nhân giống và thu nhận hợp chất thứ cấp.

Nội dung môn học bao gồm: 

- Cơ sở của nuôi cấy mô và tế bào thực vật: sơ lược các biến đổi phát sinh hình thái trong quá trình phát sinh mô, cơ quan và phôi; các giai đoạn của vi nhân giống và các yếu tố ảnh hưởng lên sự phát triển của mẫu cấy;

- Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào cho vi nhân giống (nhân chồi, tạo rễ, thu nhận phôi thể hệ, cây in vitro,...) và thu nhận hợp chất thứ cấp;

- Cách thiết lập một phòng thí nghiệm nuôi cấy mô và tế bào thực vật.

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần trang bị kiến thức cơ bản về sinh học tế bào và sinh lý thực vật.

2
TC
9 BIO10203
Nuôi cấy tế bào động vật: Kỹ thuật và ứng dụng

Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu trúc, chức năng và đặc tính của tế bào động vật. Đồng thời, giúp sinh viên hiểu được các vấn đề liên quan đến công nghệ nuôi cấy tế bào gốc như kỹ thuật, quy trình, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân lập tế bào để có thể vận dụng kiến thức vào các lĩnh vực chăn nuôi và y học. Các nội dung chính sẽ chú trọng như sau:

Giới thiệu về kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật

Sinh học tế bào nuôi cấy

Các kỹ thuật được áp dụng như: kỹ thuật nuôi cấy sơ cấp,  cấy tăng sinh và bảo quản tế bào, kỹ thuật nhận diện tế bào, kỹ thuật phân tách tế bào,...

Ứng dụng của kỹ thuật nuôi cấy tế bào trong y học và nông nghiệp

Môn học được đánh giá thông qua điểm thi cuối kỳ với hình thức nghiệm. Do đó, sinh viên cần tập trung chú tâm nghe thầy/cô giảng bài, đồng thời rèn luyện kỹ năng ghi chép và ghi nhớ hiệu quả để có thể vận dụng tốt trong kỳ thi. 

  • Tài liệu tham khảo: 

1. Slide bài giảng

2.  Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc. Công nghệ Sinh học trên Người và Động vật. NXB Giáo dục, 2007.

3. Phan Kim Ngọc, Phạm Văn Phúc, Trương Định. Công nghệ Tế bào gốc. NXB Giáo dục, 2009


 
2
TC
10 BIO10204
Nội tiết học ứng dụng

  Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về:

-       Nội tiết học cập nhật, các hệ sản xuất hormone, các nhóm hormone và cơ chế hoạt động của các nhóm hormone ở mức tế bào, feedback âm và dương tính, tương tác giữa các hormone, các tuyến nội tiết chính ở người và động vật.

-       Một số bệnh nội tiết thường gặp, hướng phòng và trị bệnh.

-       Ứng dụng trong đời sống, chăn nuôi và nuôi cá.

Sinh viên nên tập trung nghe giảng, chủ động tìm và đọc thêm các tài liệu liên quan. Vận dụng kiến thức của môn Sinh học đại cương 2, Sinh lý học động vật,… sẽ hỗ trợ hiệu quả môn học này.

Tài liệu tham khảo:

1)    Nguyễn Đình Giậu (chủ biên), Nguyễn Chi Mai, Trần Thị Việt Hồng, 2000. Giáo trình Sinh lý học người và động vật, NXB ĐHQG-HCM.

2)    Melmed S., Conn P.M, 2005. Endocrinology Basic & Clinical Principles 2nd Edition, Humana Press

3)    Hadley M. E.  & Levine J. E., 2007. Endocrinology 6th edition Pearson Prentice Hall

4)    Squires E. J., 2003, Applied Animal Endocrinology CABI


 
2
TC
11 BIO10205
Sinh học Sinh sản

Trên nền tảng môn Sinh lý Động vật, môn Sinh học Sinh sản cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về sinh lý sinh sản ở sinh vật. Môn học tập trung vào sinh lí sinh sản, các cơ chế liên quan sinh lý sinh sản của người và động vật hữu nhũ, cụ thể:

+ Sự hình thành tinh trùng, noãn bào.

+ Sự thụ tinh, đa thụ tinh.

+ Sự phát triển phôi, quá trình làm tổ và sự phát triển thai nhi.

+ Sự sinh nở.

+ Các bệnh lý về sinh sản

Ngoài ra môn học còn sơ lược tình hình vô sinh ở các nước, giới thiệu các công nghệ hỗ trợ sinh sản, các liệu pháp điều trị vô sinh cập nhật và đánh giá một số ảnh hưởng kinh tế - xã hội lên sự sinh sản người và động thực vật.

Môn học với kiến thức ứng dụng thực tiễn, thú vị, sinh viên có thể mở rộng và tự kiểm tra sự hiểu biết của mình. Bên cạnh đó, điểm cộng thông qua các câu hỏi vận dụng kiến thức trên lớp của giảng viên được ghi nhận nhằm khuyến khích khả năng học tập chủ động của sinh viên.

Với hình thức kiểm tra trắc nghiệm cuối môn học, sinh viên cần nắm khái quát tất cả nội dung của môn học và các câu hỏi được ôn tập trong lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Carlson, B. M. (2018). Human Embryology and Developmental biology E-book. Elsevier Health Sciences.

Schatten, H., & Constantinescu, G. M. (Eds.). (2017). Animal models and human reproduction. John Wiley & Sons.

Schatten, H., & Constantinescu, G. M. (Eds.). (2017). Animal models and human reproduction. John Wiley & Sons.

2
TC
12 BIO10206
Sinh lý dinh dưỡng

Sinh lý Dinh dưỡng cung cấp kiến thức cơ bản về sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn, trao đổi chất và năng lượng, tiêu hao năng lượng và những nhu cầu năng lượng của cơ thể. Cụ thể:

+ Sự hấp thu thức ăn trong quá trình tiêu hoá và vai trò của thức ăn trong quá trình dinh dưỡng,

+ Nhu cầu sinh lý đòi hỏi tiêu chuẩn protein trong dinh dưỡng và quá trình hấp thu acid amin; khẩu phần dinh dưỡng và quan niệm của Đông y và Tây y về quá trình dinh dưỡng. 

+ Cơ chế điều tiết thân nhiệt của một cơ thể sống.

Môn học đem lại các kiến thức thực tế trong đời sống cho sinh về nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của cơ thể như: lúc bình thường, vận động mạnh, mang thai, ... hoặc áp dụng dinh dưỡng trong điều trị một số bệnh…

Ngoài ra môn học còn cung cấp kiến thức trình bày một bài bào cáo hợp lý, rèn luyện khả năng tự học, tự tìm đọc tài liệu, lắng nghe, đặt câu hỏi thông qua các bài tập tại lớp và báo cáo seminar với các chủ đề cho trước. 


 
2
TC
13 BIO10207
Ứng dụng CNSH trong chọn giống vật nuôi

Đây là một trong những học phần ở giai đoạn chuyên ngành. Ứng dụng CNSH trong chọn giống vật nuôi cung cấp kiến thức căn bản cho sinh viên về việc áp dụng kỹ thuật gen, công nghệ hỗ trợ sinh sản, công nghệ tế bào gốc trong chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh trên vật nuôi, chọn và sản xuất giống động vật. Ngoài ra, môn học giúp sinh viên biết cách ứng dụng CNSH trong nhân giống, bảo tồn động vật, từ đó cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng CNSH trong nền công nghiệp chăn nuôi.

Với hình thức đánh giá môn học bao gồm câu hỏi thảo luận trong lớp, bài tập trình bày  ý tưởng và kiểm tra cuối kỳ, sinh viên cần có kỹ năng làm việc cá nhân và làm việc nhóm, lắng nghe, tiếp thu chắt lọc thông tin, vận dụng kiến thức để đề xuất các ý tưởng phát triển chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung. 

 
2
TC
14 BIO10208
Di truyền người

 

  1. Mô tả nội dung môn học

    Môn học giới thiệu các cơ chế và ứng dụng của di truyền trong chăm sóc sức khỏe con người bao gồm:

    Kiến thức cơ bản về bộ gen người 

    Cơ chế di truyền các bệnh do sai hỏng vật liệu di truyền (gene, nhiễm sắc thể…)

    Các phương pháp phân tích phả hệ, ước tính nguy cơ và chẩn đoán các bệnh di truyền ở người

    Kiến thức về tư vấn di truyền

    Cơ chế, phương pháp phòng ngừa và điều trị một số bệnh di truyền người

    Kiến thức và kỹ năng cần đạt.

    Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên cần nắm được những kiến thức trọng tâm như:

     Hiểu được cấu trúc bình thường và biến thể của bộ gene người

     Nắm rõ các cơ chế di truyền bệnh cơ bản.

    Phân tích được phả hệ và ước tính được các tỉ lệ nguy cơ bệnh

     Nắm được kỹ thuật xét nghiệm bệnh di truyền.

    Thực hiện được các kỹ năng như làm việc nhóm, đọc và tổng hợp thông tin, thuyết trình và phản biện.

    Hình thức giảng dạy và đánh giá

    Ngôn ngữ sử dụng: Môn học sử dụng giáo trình, bài giảng trên lớp cũng như kiểm tra đánh giá hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, giảng viên chủ động sử dụng các từ vựng đơn giản, tốc độ giảng chậm, kiến thức không quá phức tạp. Nhờ đó, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm môi trường học tập bằng tiếng Anh, tăng cường vốn từ vựng tiếng Anh chuyên ngành. 

    Các công cụ giảng dạy: Thuyết giảng trực tiếp trên lớp hoặc trực tuyến ( online: Meet handout); sử dụng classroom (google) trong quản lý lớp học, quản lý bài tập, kiểm tra. 

    Hình thức đánh giá môn học:  sinh viên được đánh giá thông qua bài kiểm tra giữa kỳ, kiểm tra cuối kỳ, bài viết và thuyết trình.

    Tài liệu giảng dạy.

    Essential medical genetics. 6th edition. Edward Tobias, Michael Connor, Malcolm Ferguson-Smith. Wiley-Blackwell 2011.

    Medical genetics. Fourth edition. Jorde Carey Bamshad. Mosby Elsevier 2010


     

3
TC
15 BTE10303
Công nghệ Tế bào gốc

Tế bào gốc đang được đánh giá có tiềm năng to lớn trong sự phát triển công nghệ sinh học hiện nay. Do đó, môn học Công nghệ tế bào gốc chuyển tải cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cách ứng dụng tế bào gốc trong các lĩnh vực như y học, dược - mỹ phẩm, công nghiệp,...Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức trọng tâm như sau:

Khái niệm và phân loại tế bào gốc

Các cách thu nhận tế bào gốc

Mô tả được các cơ chế phân tử và tế bào của tế bào gốc

Biết được các kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và bảo quản tế bào gốc

Ứng dụng của tế bào gốc trong các lĩnh vực khác nhau 

Giải thích được sự dung nạp miễn dịch và bệnh tự miễn

Ở môn học này, sinh viên được kiểm tra kiến thức thông qua các bài kiểm tra với hình thức trắc nghiệm, điền khuyết và giải quyết tình huống. Do đó, để học tốt, sinh viên cần nắm kỹ kiến thức bài giảng để có thể vận dụng giảng quyết tình huống một cách nhanh nhạy nhất. 

 
2
TC
16 BIO10210
An toàn vệ sinh thực phẩm

Học phần này là học phần tự chọn tự do, có khối kiến thức chuyên ngành. Các nội dung sẽ được giảng viên hướng dẫn:

-       Khái quát về nguyên lý của các loại ngộ độc thực phẩm

-       Vi sinh vật trong thực phẩm

-       Nguyên nhân nhiễm độc thực phẩm

-       Các phương pháp bảo đảm chất lượng thực phẩm

-       Luật an toàn thực phẩm

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên seminar chiếm 30% số điểm, thi cuối kỳ chiếm 70% số điểm.

 

Tài nguyên môn học

1)    Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dinh dưỡng (1993), Kỹ thuật xét nghiệm vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2)    Bộ Y tế, Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (1993), Thường quy kỹ thuật y học lao động và Vệ sinh môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3)    Trần Đáng (2004), Mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm – Chương trình kiểm soát GMP, GHP và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCAP, NXB Y học, Hà Nội.

2
TC
17 BIO10212
Những vấn đề mới trong Sinh học động vật

Đây là môn học tự chọn định hướng và có khối kiến thức chuyên ngành. Các môn học tiên quyết để sinh viên có thể tham gia môn học là Sinh học Đại cương, Sinh học Phân Tử, Di truyền,  Sinh lý động vật, Sinh lý bệnh học.

Nội dung chính của môn học bao gồm:

-       Chủ đề mới, chủ đề chủ chốt của công nghệ sinh học động vật như: công nghệ tế bào gốc, công nghệ hỗ trợ sinh sản, công nghệ gen, vật liệu y sinh,...

-       Các thành tựu mới trong điều trị các bệnh nan y, mãn tính như đái tháo đường, AIDS, bệnh về thần kinh, ung thư,…

-       Thành tựu mới về công nghệ gene và công trình đạt giải thưởng Nobel Y Sinh học.

Hình thức đánh giá sinh viên bao gồm báo cáo tại lớp và thi cuối kì. 

 

Tài nguyên môn học:

1)    Công nghệ sinh học động vật – tác giả Phan Kim Ngọc

2)    Công nghệ hỗ trợ sinh sản – tác giả Phạm Văn Phúc

3)    The biology of Cancer Stem Cell – tác giả Neethan A. Lobo, Yohei Shimno, Dalong Qian, and Michael F. Clarke

2
TC
18 BTE10021
Chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm tổng quan về tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và chuyển giao công nghệ để có thể ứng dụng vào công việc liên quan đến ngành SH-CNSH sau này. Các nội dung trọng tâm cần hiểu rõ như sau:

- Tóm tắt được những kiến thức cơ bản về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (đối tượng được bảo hộ, quyền tác giả,…)

- Biết được cách tra cứu thông tin sáng chế

- Nắm được một số vấn đề quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ và đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

Sinh viên được kiểm tra kiến thức và kỹ năng thông qua bài báo cáo seminar và điểm thi cuối kỳ.

Môn học cung cấp cho sinh viên những khái niệm tổng quan về tài sản trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và chuyển giao công nghệ để có thể ứng dụng vào công việc liên quan đến ngành SH-CNSH sau này. Các nội dung trọng tâm cần hiểu rõ như sau:

- Tóm tắt được những kiến thức cơ bản về tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ (đối tượng được bảo hộ, quyền tác giả,…)

- Biết được cách tra cứu thông tin sáng chế

- Nắm được một số vấn đề quản lý công nghệ, chuyển giao công nghệ và đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ

Sinh viên được kiểm tra kiến thức và kỹ năng thông qua bài báo cáo seminar và điểm thi cuối kỳ.

 
2
TC
19 BIO10214
Mô hình động vật bệnh lí

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến mô hình động vật sử dụng trong các nghiên cứu y sinh, đây không chỉ là lĩnh vực mang lại giá trị khoa học mà còn mang lại giá trị kinh tế với khả năng ứng dụng cao. Bên cạnh các nội dung như khái niệm, phân loại và các nguyên tắc chung trong việc sử dụng mô hình động vật trong nghiên cứu, sinh viên còn được cung cấp kiến thức về các mô hình động vật tiêu biểu trong từng chủ đề nghiên cứu như: 

Mô hình động vật đái tháo đường

Mô hình động vật bệnh lý gan mật

Mô hình động vật trong nghiên cứu ung thư

Mô hình động vật trong nghiên cứu các bệnh thần kinh

Mô hình động vật trong nghiên cứu phát triển thuốc

Mô hình động vật biến đổi gen

Mô hình động vật người hóa

Với kinh nghiệm thực tế đến từ các giảng viên đang nghiên cứu trong chủ đề tương ứng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức đa dạng và hiểu rõ hơn về cách tiếp cận với các nghiên cứu sử dụng mô hình động vật bệnh lý - mô hình quan trọng trong hầu hết các nghiên cứu y sinh. 

2
TC
20 BIO10215
Huyết học ứng dụng

Mô tả nội dung môn học.

Môn học cung cấp những kiến thức về 

Sinh lý máu, thành phần và chức năng của máu

Hệ thống phân loại nhóm máu.

Nguồn gốc và sự hình thành và phát triển của máu trong các giai đoạn khác nhau của cơ thể.

Giới thiệu bệnh sinh của các bệnh về máu bao gồm các cơ chế tế bào và phân tử liên quan đến sai hỏng tế bào máu hoặc thành phần máu. 

Cung cấp kiến thức về các kỹ thuật xét nghiệm thường quy xác định các bệnh về máu, các ứng dụng của chế phẩm máu trong điều trị. 

Kiến thức và kỹ năng cần đạt

Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên cần nắm được những kiến thức trọng tâm như: 

Hiểu được cấu tạo, thành phần và chức năng và sự hình thành của hệ máu

Phân tích được cơ chế tế bào và phân tử của một số bệnh cơ bản.

Ứng dụng được các kiến thức cơ bản về hệ máu vào kỹ thuật xét nghiệm và dự đoán bệnh có liên quan

kỹ năng như làm việc nhóm, đọc và tổng hợp thông tin, thuyết trình và phản biện.

Hình thức giảng dạy và đánh giá

Ngôn ngữ sử dụng: Môn học này được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh tạo điều kiện cho các bạn sinh viên trải nghiệm môi trường học tập mới và thử thách bản thân mình. 

Các công cụ giảng dạy: Thuyết giảng trực tiếp trên lớp hoặc trực tuyến (online: Meet handout); sử dụng classroom (google) để quản lý lớp học, quản lý bài tập, kiểm tra 

Kết thúc môn, sinh viên được đánh giá bằng hình thức thuyết trình, kiểm tra giữa kỳ và kiểm tra cuối kỳ. 

Tài liệu giảng dạy

Rodak’s Hematology: Clinical Principles and application. Elaine M. Keohane, Larry J. Smith, Jeanine M. Walenga. 2012( 2016).

Hematology in practice. Betty Ciesla. 2007 (2012, 2018).

2
TC
21 BIO10216
Sinh lí bệnh học

Sinh lý bệnh học là môn tự chọn định hướng trong giai đoạn chuyên ngành của chuyên ngành sinh lý động vật, do đó, để học tốt môn học này cần có nền tảng kiến thức sinh lý động vật.
Môn học cung cấp các khái niệm cơ bản về sinh lý bệnh: bệnh, sự rối loạn, triệu chứng, bệnh lý học, nguyên nhân gây bệnh, chẩn đoán bệnh và điều trị…

Ngoài ra, sẽ có các chủ đề chính là các bệnh liên quan đến sinh lý: Bệnh cơ - Xương khớp, bệnh, bệnh lý thần kinh, bệnh lý tim mạch, bệnh tự miễn, bệnh ung thư, bệnh về sinh sản, bệnh đái tháo đường.
Mỗi chủ đề, SV sẽ được lĩnh hội kiến thức từ các bác sĩ/nhà nghiên cứu chuyên về chủ đề đó. Vì vậy, bên cạnh lý thuyết, SV sẽ được cọ xát với kiến thức thực tế, thực hành từ những người đã có kinh nghiệm. Từ đó, SV sẽ được chia thành các nhóm nhỏ, viết review, trình bày báo cáo về một trong các chủ đề đã được giảng dạy. 

Với hình thức đánh giá môn học bao gồm các bài tập, câu hỏi thảo luận trong lớp, seminar, kiểm tra cuối kỳ, SV sẽ được rèn luyện kỹ năng phân tích, lập luận giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, đọc và trình bày báo cáo, thuyết trình.

2
TC
22 BIO10302
Tiến hóa và đa dạng sinh học

Nội dung môn học xoay quanh ba vấn đề: lịch sử sự sống và phát sinh chủng loại; sự tiến hóa của các nhóm sinh vật; đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ đem lại. Trong đó tập trung vào lý thuyết tiến hóa hiện đại liên quan đến nguồn gốc và động lực của sự đa dạng di truyền trong thời gian và không gian, cách ly sinh sản và mối quan hệ tiến hóa giữa các nhóm sinh vật. Sinh viên sẽ khảo sát các đột biến thúc đẩy tiến hóa, tái tổ hợp, chọn lọc, di cư và trôi dạt di truyền đã tương tác với nhau như thế nào để thúc đẩy các mô hình và quá trình đa dạng sinh học ở các cấp độ tổ chức sinh học khác nhau. Quá trình học gồm có các bài giảng, seminar, bài tập trên máy tính và các dự án độc lập (tùy chọn), trong đó sinh viên sẽ sử dụng dữ liệu thực nghiệm và mô phỏng để phát triển tư duy tiến hóa của mình và để giải quyết các vấn đề về tiến hóa, sinh thái, tài nguyên, công nghệ sinh học và sinh học bảo tồn.

 

Tài liệu tham khảo

Campbell Reece, Biology, Phần Tiến hóa Đa dạng Sinh học từ chương 24 đến 32

Các tài liệu thực hành trên máy tính về Tiến hóa Đa dạng sinh học do Giảng viên cung cấp trực tiếp khi giảng dạy
2
TC
23 BIO10303
Hệ thống học động vật

Môn học cung cấp các công cụ ứng dụng hai hệ thống phân loại chính là microtaxonomy – phân loại ở cấp độ loài và macrotaxonomy – phân loại ở cấp độ trên loài trong việc xác định hiện trạng và phân bố các nguồn tài nguyên động vật. Đây là cơ sở cho bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn gen động vật ở Việt Nam. Trong quá trình học, các bài giảng và bài tập sẽ nêu và phân tích các ví dụ cụ thể khi xây dựng một hệ thống phân loại và phát sinh loài động vật để xác định phân bố tài nguyên động vật. Sinh viên được hướng dẫn thực hiện cách kết hợp lý thuyết với hình ảnh, mẫu vật cụ thể từ phòng thí nghiệm, Genbank, và ngoài thực địa để trả lời nguồn gốc gen động vật Việt Nam trong các ứng dụng nuôi trồng, chọn giống và bảo tồn

2
TC
24 BIO10305
Sinh học bảo tồn

Đây là môn học tự chọn định hướng và có khối kiến thức chuyên ngành. Nội dung chính của môn học gồm các phần:

-       Giới thiệu về sinh học bảo tồn

-       Những mối đe doạ đối với đa dạng sinh học

-       Bảo tồn ở cấp độ quần thể và loài

-       Bảo tồn ở cấp độ quần xã

-       Bảo tồn và phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên các thành phần:

-       Dự lớp tối thiểu 80% điểm

-       Bài tập: 100% điểm

-       Thảo luận: 100% điểm

 

Tài nguyên môn học:

Richard B. Primack (1999). Cơ sở Sinh học Bảo tồn.

2
TC
25 BIO10308
Sinh thái thực vật

Đây là môn học có kiến thức thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Sinh viên cần phải tích luỹ môn Thực vật học, Sinh lý thực vật, Sinh thái học đại cương trước khi bắt đầu học phần này. Các kiến thức về Sinh thái thực vật sẽ được cung cấp như:

-       Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái trên sự sống của thực vật.

-       Thuộc tính của quần thể thực vật, quần xã thực vật và các phương pháp khảo sát quần thể, quần xã thực vật, các vấn đề về sinh thái của hạt ví dụ như sự phát tán hạt.

-       Giới thiệu về phân bố, cấu trúc của các kiểu thảm thực vật rừng tiêu biểu ở Việt Nam.

-       Giới thiệu sơ lược về sự phân bố của thảm thực vật trên thế giới.

Hình thức đánh giá dựa trên sự tham dự lớp học, thuyết trình, báo cáo, thảo luận, bài thu hoạch, thi giữa kỳ và cuối kỳ. Với thang điểm 10% cho chuyên cần, 30% cho báo cáo, thảo luận tại lớp và 60% thi cuối kỳ. Sinh viên cần trau dồi các kỹ năng thuyết trình và kỹ năng viết báo cáo khoa học để hoàn thành tốt môn học này.

Tài liệu tham khảo:

1)    Odum, Cơ sở Sinh thái học, tập 1, 2 (Bản dịch Tiếng Việt), NXB Đại học-Trung học chuyên nghiệp, 1978

2)    Cơ sở Sinh thái học, Vũ Trung Tạng, 2001

3)    Sinh thái học và môi trường, Trần Kiên (chủ biên), 1999

4)    Thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng, 1978

5) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng, 1998

6) Các tài liệu khác có liên quan

2
TC
26 BIO10309
Thuỷ sinh học Đại cương

Môn học giới thiệu tầm nhìn hiện nay, toàn thể và cân đối về thủy sinh học, một môn học nghiên cứu về tương tác giữa thủy sinh vật và môi trường nước nội địa và hải dương của Việt Nam. Tính chất vật lý, hóa học, và sinh học của các thủy vực. Đa dạng sinh học, phân bố địa lý, địa sinh vật, sinh thái thủy vực, giám sát môi trường nước, tiềm năng nguồn lợi và hiện trạng sử dụng, phương hướng khai thác, bảo vệ đa dạng thủy sinh vật và phát triển bền vững nguồn lợi sinh vật các thủy vực ở Việt Nam. Quá trình học, kết hợp các bài giảng lý thuyết, sinh viên được hướng dẫn lên ý tưởng và thực hiện một dự án độc lập (tùy ý). Với phương pháp học giải quyết vấn đề, sinh viên sẽ nâng cao kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề thực tế qua quá trình đọc, phân tích thông tin, viết, trình bày và thuyết trình báo cáo về sinh thái môi trường nước ở Việt Nam.

2
TC
27 BIO10310
Chỉ thị sinh học

Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Môn học không yêu cầu các môn học tiên quyết, học trước. Giảng viên sẽ cung cấp kiến thức về:

-       Lịch sử nghiên cứu và phát triển, các khái niệm về chỉ thị sinh học môi trường.

-       Một số chỉ thị sinh học, chỉ số đánh giá đa dạng sinh học, các phương pháp nghiên cứu chỉ thị môi trường.

-       Đặc điểm của sinh vật dùng làm chỉ thị và các tiêu chí lựa chọn.

-    Các mối quan hệ qua lại và sự thích nghi của sinh vật chỉ thị với môi trường.

-       Một số ứng dụng sinh vật chỉ thị (chỉ thị môi trường) để đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí.

-    Cơ sở nền tảng trong đánh giá chất lượng môi trường và sức khỏe hệ sinh thái.

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên seminar (30%), bài tập tại lớp (30%), thi học kì (40%). Sinh viên cần tham gia đầy đủ các buổi học và thảo luận với các nhóm theo từng chủ đề.

Tài liệu tham khảo:

1)    Anne E. Magurran (2006), Measuring biological diversity, Blackwell publisher.

2)    Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học môi trường, NXB Giáo Dục.

3)    Lê Trình (2000), Đánh giá tác động môi trường: phương pháp và ứng dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4)    Nguyễn Xuân Quýnh (2004), Giám sát sinh học môi trường nước ngọt bằng động vật không xương sống cỡ lớn, NXB ĐHQG Hà Nội.

 
2
TC
28 BIO10314
Địa y và Đài thực vật

Đây là học phần tự chọn trong giai đoạn chuyên ngành. Sinh viên đăng ký cần có nền tảng kiến thức từ môn Thực vật học, bên cạnh kiến thức cơ bản môn Sinh học đại cương. Môn học bao gồm các nội dung cơ bản về Địa y và đài thực vật từ đa dạng, phân loại, sinh thái đến vai trò và ý nghĩa của chúng trong tự nhiên và cuộc sống con người.

Bên cạnh những bài giảng lý thuyết về phân loại, tiến hóa và sinh thái của địa y và đài thực vật, sinh viên sẽ có cơ hội tự thiết kế những nghiên cứu nhỏ nhằm tìm hiểu sự đa dạng, vai trò và ứng dụng của hai nhóm thực vật ẩn hoa này. Thông qua các hoạt động ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm , sinh viên sẽ được hướng dẫn các thao tác cơ bản về phân loại và nghiên cứu đặc điểm sinh lý-sinh thái của chúng.

Đánh giá việc học qua bài kiểm tra giữa kỳ và báo cáo (seminar? hoặc) poster cuối kỳ. Phương pháp đánh giá này sẽ giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, tìm đọc và phân tích tài liệu chuyên ngành, viết và trình bày báo cáo khoa học. Ngoài ra hình thức này cũng giúp sinh viên tự vận dụng kiến thức của mình để thiết kế bài thuyết trình cũng như phần nào giảm bớt áp lực làm bài giấy thi cử.

 
2
TC
29 BIO10318
Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là vấn đề cần phải được quan tâm trong bối cảnh thời đại phát triển công nghệ hiện nay. Đây là môn tự chọn tự do thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Môn học này cung cấp các kiến thức về quá trình gây ô nhiễm môi trường như: ô nhiễm không khí; ô nhiễm tiếng ồn và bụi; ô nhiễm nguồn nước và đất. Giới thiệu một số phương pháp phân tích và xử lý ô nhiễm đất - nước - không khí; cũng như một số độc chất gây hại cho hệ sinh thái. Với  từng chủ đề cụ thể, SV sẽ biết được định nghĩa về nguồn ô nhiễm, nguồn thải; các tác nhân ảnh hưởng, gây ra quá trình ô nhiễm; cũng như các yếu tố đánh giá và giám sát môi trường để đưa ra nhận định đây là môi trường “bị ô nhiễm” hay “không ô nhiễm”. Thông qua kiến thức của môn học sẽ giúp SV có thể phân biệt được các hiện tượng ô nhiễm môi trường, lập kế hoạch quan sát hiện tượng ô nhiễm, thiết kế thu mẫu và phân tích sâu từng tác nhân gây ô nhiễm. Từ đó có thể dự đoán được nguy cơ ô nhiễm từ các hiện tượng quan sát ở môi trường xung quanh. Sau cùng là kết luận ảnh hưởng của các hiện tượng gây ô nhiễm đến tài nguyên thiên nhiên. Dựa vào những điều trên, SV có thể đưa ra các nhận định, đánh giá về khả năng và cách khắc phục ô nhiễm. 

Môn học yêu cầu SV cần lắng nghe, phân tích và chọn lọc kiến thức để trả lời các câu hỏi được đặt ra ở mỗi buổi học. SV cần kỹ năng phản biện, tư duy liên kết kiến thức để giải quyết vấn đề, cũng như hoàn thành bài tập thiết kế giả định do giảng viên đưa ra. Ngoài ra, môn học còn được đánh giá thông qua các bài báo cáo Seminar theo từng chủ đề và kiểm tra học kỳ


 
3
TC
30 BIO10319
Phiêu sinh và động vật đáy

Môn học tìm hiểu về thủy sinh vật sống ở các tầng nước và đáy thủy vực. Vai trò của các thủy sinh vật này trong các dịch vụ cung ứng, hỗ trợ, điều hòa và môi trường. Ứng dụng phiêu sinh vật và động vật đáy vào quan trắc sức khỏe sinh thái để đánh giá chất lượng nước, thăm dò dầu khí và khai thác thủy sản bền vững. Giảng viên kết hợp giới thiệu một số hướng nghiên cứu về phiêu sinh và động vật đáy hiện nay tại Việt Nam và sinh viên được hướng dẫn lên ý tưởng và thực hiện một dự án độc lập (tùy ý). Với phương pháp học giải quyết vấn đề, sinh viên sẽ nâng cao kỹ năng tiếp cận và giải quyết vấn đề thực tế qua quá trình đọc, phân tích thông tin, viết, trình bày và thuyết trình báo cáo.

2
TC
31 BIO10320
Quản trị tài nguyên tự nhiên

 

Học phần thuộc khối kiến thức chuyên ngành Sinh thái - Tài nguyên sinh vật (tự chọn có định hướng) và tự chọn tự do cho các chuyên ngành khác. Những nội dung chính của môn học mà sinh viên sẽ được tiếp cận:

-       Các hợp phần và nguyên tắc cơ bản của quản trị và vận dụng các nguyên tắc này trong quản trị tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt chú trọng tài nguyên rừng và đất ngập nước)

-       Phân tích và đánh giá những khuynh hướng quản trị tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và Việt Nam.

-    Liên hệ thực tiễn và đề xuất các giải pháp

 

Hình thức đánh giá sinh viên dựa trên các tiêu chí:

-       Tham gia đầy đủ và thảo luận tích cực trong quá trình học: 10% điểm

-       Trình bày và bảo vệ tiểu luận: 10% điểm

-       Nội dung tiểu luận: 50% điểm

-       Thi trắc nghiệm: 30% điểm

 

Tài nguyên môn học:

 

1.  Borrini_Feyerabend, G., M. T. Farvar, J. C. Nguinguiri and V. A. Ndangang (2007). Co-management of Natural Resources: Organising, Negotiating and Learning-by-Doing. Kasparek Verlag, Heidelberg (Germany), GTZ and IUCN.

2.  KimDung, N., S. Bush, and A. P. J. Mol (2013). "Administrative co-management: The case of special-use forest conservation in Vietnam." Environmental Management 51(3): 616-630.

3.  KimDung, N., S. R. Bush and A. P. J. Mol (2016a). "The Vietnamese State and Administrative Co-Management of Nature Reserves." Sustainability 8(292).

4.  KimDung, N., S. R. Bush and A. P. J. Mol (2016b). "NGOs as bridging organisations in managing nature protection in Vietnam." Journal of Environment and Development 25(2): 191-218.

5.  Moore, P., et al. (2011). Natural Resource Governance Trainers' Manual. IUCN, RECOFTC, and SNV, Bangkok, Thailand. Xii+278 pages

6.  Noble, B. F. (2000). "Institutional criteria for co-management." Marine Policy 24: 69-77.

7. Ostrom, E. (2009). "A general framework for analyzing sustainability of Social-Ecological systems." Science 325.

8.  PanNature (2014). Handbook: Skills for enhancing community participation in forest management. Hanoi, Hong Duc Publishing House.

9.  Parr, J. W. K., P. Insua-Cao, H. V. Lam, H. V. Tue, N. B. Ha, N. V. Lam, N. N. Quang, N. T. Cuong and B. Crudge (2013). "Multi-level co-management in government-designated protected areas-opportunities to learn from models in mainland Southeast Asia." Parks 19(2): 59-74.

10. Plummer, R. (2009). "The adaptive co-management process: an initial synthesis of representative models and influential variables." Ecology and Society 14(2).

11. Plummer, R. and D. Armitage (2007). "A resilience-based framework for evaluating adaptive co-management: Linking ecology, economics and society in a complex world." Ecological Economics 61: 62-74.

12. Plummer, R. and J. FitzGibbon (2004). "Co-management of Natural Resources: A Proposed Framework." Environmental Management 33(6): 876-885.

13. Pomeroy, R. S. and R. Rivera-Guieb (2006). Fishery Co-management: Practical Handbook, CABI Publishing Wallingford, UK and International Development Research Centre, Ottawa, Canada.

14. Tan, N. Q., N. V. Chinh and V. T. Hanh (2008). Đánh giá các rào cản ảnh hưởng tới quản lý rừng bền vững và công bằng: Nghiên cứu điểm ở Việt Nam (An evaluation of barriers impacting on sustainable forest management and equity: A case study of Vietnam). Hanoi, Vietnam, IUCN: iii+35 pp.

15.  Zingerli, C. (2005). "Colliding Understandings of Biodiversity Conservation in Vietnam: Global Claims, National Interests, and local Struggles." Society & Natural Resources 18(8): 733-747.

2
TC
32 BIO10324
Sinh thái phiêu sinh vật

Đây là môn học tự chọn tự do trong giai đoạn chuyên ngành. Học phần cung cấp kiến thức về các khái niệm và phân loại phiêu sinh vật dựa trên nhiều phương pháp, các đặc điểm hình thái, sinh trưởng và phát triển của phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật, cách phân loại và định danh; mối quan hệ giữa phiêu sinh vật với phiêu sinh vật, phân tích sự thích nghi của phiêu sinh vật với môi trường nước, từ đó ứng dụng chúng vào việc đánh giá và xử lý môi trường nước.

Với hình thức đánh giá môn học bằng bài báo cáo thực tập, bài tập trong lớp và seminar, yêu cầu sinh viên sẽ phải tham gia đầy đủ các buổi học, phát huy tốt tính tự học, tự tìm hiểu thông qua việc tìm và đọc tài liệu, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình. Thông qua môn học, sinh viên được thực hành thiết kế và tiến hành một nghiên cứu nhỏ về đối tượng phiêu sinh vật. Nhưng nhờ vậy có thể làm giảm bớt áp lực thi cử vào các kỳ thi giữa kỳ và cuối kỳ cho sinh viên.


 
2
TC
33 BIO10325
Tài nguyên di truyền Thực vật

Đây là môn tự chọn tự do trong giai đoạn chuyên ngành (sinh viên năm 3 và năm 4) gồm 1 tín chỉ lý thuyết. Khi tham gia môn này, sinh viên không thi tập trung mà điểm của môn học được tính qua hai cột điểm seminar (một cột giữa kì và một cột cuối kì). Qua môn học, sinh viên được trang bị các nội dung cần thiết để điều tra và báo cáo nguồn tài nguyên từ một loài hay nhóm thực vật đang được quan tâm. Phương pháp giảng dạy: thông qua mô hình công dụng từ các loài và nhóm thực vật đã biết. 

Ở nhóm thực vật bậc thấp, sinh viên sẽ được tìm hiểu  nguồn tài nguyên rong (tảo):

  • Công dụng của các ngành rong, 

  • Phương pháp nuôi trồng rong, 

  • Quy trình ly trích các chất từ rong. 

Ở nhóm thực vật bậc cao, các nội dung được thiết kế nhằm giúp sinh viên hiểu được, giải thích được và sử dụng được một số công dụng:

-         Thực vật cho hạt dùng trong thực phẩm

-         Thực vật cho chất resin, gôm, chất nhờn;

-        Thực vật cho chất màu, gia vị, làm thức uống có cồn, dầu thực phẩm, chất béo;

-         Thực vật cho cây ăn trái, cây ăn lá;

-         Thực vật cảnh.

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần trang bị các kiến thức về môn học sinh học đại cương, kỹ năng làm việc nhóm, phân tích tài liệu, viết và trình bày báo cáo. 

 
2
TC
34 BIO10327
Thực vật dân tộc học

Đây là môn học trong giai đoạn chuyên ngành cung cấp các nội dung liên quan đến việc phân loại, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thực vật. Môn học có tầm quan trọng trong việc phát triển các tri thức bản địa một cách khoa học và bền vững.

Thực vật dân tộc học nghiên cứu về phân loại, sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thực vật bởi những người dân bản địa, dựa trên một loạt các ngành, bao gồm cả khoa học tự nhiên và xã hội, để hiển thị như thế nào bảo tồn thực vật và kiến thức địa phương có thể đạt được. 

Môn học này cho thấy làm thế nào thực vật học, nhân chủng học, sinh thái học, kinh tế học và ngôn ngữ học tất cả được làm việc trong các kỹ thuật và phương pháp liên quan. Nó giải thích việc thu thập dữ liệu và thử nghiệm các giả thuyết và cung cấp những ý tưởng thiết thực về đạo đức nghiên cứu thực địa và các ứng dụng kết quả để bảo tồn và phát triển cộng đồng.

Nội dung chính của môn học liên quan đến các vấn đề như

Lâm sản ngoài gỗ

Kinh tế thực vật học

Dân tộc học trong nghiên cứu thực vật dân tộc học

Phỏng vấn và thu thập số liệu

Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên thực vật

 

Tài liệu tham khảo: 

  1. E. N. Anderson, D. Pearsall, E. Hunn, N. Turner, 2011. Ethnoiology.. Wiley‐Blackwell, 399

  2. Gary J. Martin, 2004. Ethnobotany: A Methods Manual (People and Plants Conservation). Springer US, 296.

  3. Kim J. Young, 2007. Ethnobotany. Infobase Publishing, 121

2
TC
35 BIO10331
Côn trùng học thuỷ sinh

Côn trùng học thủy sinh là môn học tập hợp duy nhất các loài côn trùng sống trong hệ sinh thái nước ngọt, bao gồm suối, đầm lầy, hồ và ao, trong suốt phần đời sống của chúng. Do mức độ đa dạng và phạm vi chịu đựng cao của côn trùng thủy sinh đối với các tác nhân gây stress môi trường, các sinh vật này được sử dụng rộng rãi như là chỉ thị sinh học. Do đó, việc quen thuộc với nhóm sinh vật này giúp những người làm công tác môi trường có thể đánh giá nhanh chóng và chính xác sức khỏe sinh thái của hệ sinh thái dưới nước bằng cách định lượng các bộ sưu tập côn trùng. BIO10331 sẽ giới thiệu phân loại, sinh thái và sinh lý của côn trùng thủy sinh, chú trọng vào việc xác định loài. Bộ bài giảng kết hợp, các chuyến đi thực địa và các bài tập trong phòng thí nghiệm sẽ cung cấp cho sinh viên một kiến thức cơ bản về côn trùng thủy sinh cho phép họ sử dụng côn trùng thủy sinh làm công cụ quản lý trong khoa học môi trường.

2
TC
36 BIO10332
Sự thích nghi ở thực vật

Đây là môn tự chọn tự do trong giai đoạn chuyên ngành (sinh viên năm 3 và năm 4). Học phần gồm 2 tín chỉ lý thuyết và 1 tín chỉ thực tập. Khi tham gia môn này, sinh viên không thi tập trung mà điểm của môn học được tính qua hai cột điểm giữa kì (phần thực hành) và cột điểm cuối kì (phần lý thuyết). 

Qua môn học này, giảng viên mong mỏi sinh viên học được cách sử dụng và điều khiển “cần câu cơm" hơn là chỉ đạt được kiến thức đơn thuần. Do vậy, sinh viên cần hiểu, giải thích được và sử dụng được các kiến thức, kỹ năng (và thái độ) đã học trong lý thuyết và thực tập để giải quyết các vấn đề thực tiễn ở quy mô nhỏ. Sinh viên được rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, có cơ hội khám phá năng lực cá nhân bằng một số công cụ tâm lý thích hợp và tham gia các hoạt động. Phương pháp dạy và học: sử dụng phương pháp giảng dạy STEAM nhằm giúp sinh viên phát hiện và thực hành để phát triển tố chất cá nhân; xem video về sự thích nghi ở thực vật, thảo luận nhóm, làm seminar nhóm. 

Hai tín chỉ lý thuyết được thiết kế để giúp sinh viên trang bị kiến thức và kỹ năng về các đặc điểm hình thái giúp thực vật có mạch thích nghi với: môi trường sống (vùng khô hạn, vùng lạnh, lửa rừng, rừng nhiệt đới ẩm, phụ sinh…); với các nhân tố sinh thái (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nước, …); các hiệu chỉnh và “tập tính" ở các dạng sống (phụ sinh, cây chịu mặn, dây leo, kí sinh, …) để thu nhận nguồn sống; tương tác hình thái giữa thực vật với thực vật và các sinh vật khác (côn trùng, chim, thú, …). Các đặc điểm chức năng ở thực vật: ý nghĩa, cách đo và cách giải thích. 

Ở 1 tín chỉ thực tập, nội dung sẽ được cập nhật từng năm. Sinh viên sẽ được hướng dẫn khảo sát và sử dụng các đặc điểm hình thái và chức năng để đánh giá khả năng thích nghi, theo dõi sự sinh trưởng (và phát triển) của thực vật có mạch (kiến trúc, sức khoẻ cây xanh, phỏng đoán các nội tổn thương dựa trên biểu đồ khoan cây); sử dụng thiết kế thí nghiệm và đo đạc các đặc điểm thích nghi ở thực vật; sử dụng phần mềm ImageJ để đo và tính toán các đặc điểm thích nghi ở thực vật có mạch.

 
2
TC
37 BIO10335
Viết và trình bày báo cáo khoa học

Môn học này là môn tự chọn tự do, trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và thái độ để viết và trình bày một báo cáo khoa học một cách hiệu quả. Sinh viên được học 2 nội dung chính là:

-       Phần viết: Cách viết báo cáo khoa học, tập trung vào Khoá luận và bài báo khoa học. Tìm hiểu nội dung và hình thức của bài báo cáo. Thực hành viết các phần của một bài báo, sau đó viết một bài báo cáo hoàn chỉnh.

-       Phần trình bày: Tìm tài liệu bằng Google/Google Scholar. Chọn và đọc tài liệu. Phân biệt và sử dụng đồ thị và bảng. Sử dụng thì khi viết báo cáo tiếng Anh. Sử dụng Endnote hoặc các công cụ tương đương để nhập, lưu trữ và xuất tài liệu tham khảo trên Word. Chuẩn bị slide trình bày hiệu quả. Trình bày bài báo cáo từ việc giao tiếp với người nghe, cách mở đầu và kết thúc bài thuyết trình.

Môn học này được giảng dạy bằng phương pháp kết hợp thuyết giảng, giảng dạy chủ động (động não, phân nhóm, thảo luận nhóm), xem và phân tích các video ngắn. Sinh viên không thi mà được đánh giá giữa kì, cuối kì qua các bài tập cá nhân và seminar nhóm.

Hình thức đánh giá dựa trên sự tham gia đầy đủ các buổi học (10%), bài tập tại lớp (20%), bài tập cuối kỳ (70%).

Tài liệu tham khảo:

1)    Booth, V. 1995. Communicating in science: writing and speaking, Cambridge university press.

2)    Douglass, P. 2011. Communication Through Reports, Nabu Press.

3)    Farr, A.D. 1985. Science writing for beginners, Blackwell scientific Publications.

4)    Turabian, K. L. 2007. A manual for writers of Research Papers, Theses, and Dissertations, 7th edition. The University of Chicago press.

2
TC
38 BIO10403
Sinh hóa chức năng

Học phần Sinh hoá chức năng là học phần tự chọn định hướng có kiến thức thuộc khối chuyên ngành. Và phải tích luỹ môn Sinh hoá cơ sở, sinh viên mới có thể tham gia học môn học này. Sinh hoá chức năng sẽ cung cấp những nội dung chuyên sâu về:

-       Chức năng các hợp chất sinh học tham gia chuyển hoá sinh hoá

-       Mối liên hệ giữa cấu trúc và chức năng của protein, lipid, hợp chất đường, vitamin tham gia chính vào các quá trình chuyển hoá.

-       Tương tác giữa các đại phân tử sinh học thông qua các hoạt động vận chuyển các chất trong cơ thể, vận chuyển các chất qua màng, truyền tín hiệu, điều hoà quá trình chuyển hoá.

Hình thức đánh giá được dựa trên kiểm tra đầu giờ (10%), hoạt động trong lớp (10%), seminar (20%), thi giữa kỳ (20%), thi cuối kỳ (40%). Sinh viên cần thường xuyên ôn tập kiến thức của môn học này, cũng như Hoá đại cương 3, Sinh hoá cơ sở, để đạt hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo:

Nelson, David L. and Michael M. Cox. Lehninger principles of biochemistry, 4th ed. W.H. Freeman & Co., [c] 2005. 1119p. ebook

 

3
TC
39 BIO10406
Bảo quản lương thực thực phẩm

Là môn học chuyên ngành- Tự chọn tự do

Đây là môn học trong giai đoạn chuyên ngành giới thiệu cho sinh viên:

-         Các kiến thức cơ bản về lương thực, thực phẩm

-         Sự biến đổi và các yếu tố tác động làm hư hỏng lương thực, thực phẩm

-       Các kiến thức về phương pháp và kỹ thuật dùng trong bảo quản lương thực, thực phẩm.       

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần trang bị các kiến thức về các môn học Hóa đại cương (Hữu cơ), Sinh hóa cơ sở, Các hợp chất có hoạt tính sinh học.

 
2
TC
40 BIO10407
Các hợp chất có hoạt tính sinh học

Đây là môn học tự chọn tự do thuộc giai đoạn chuyên ngành. Học phần này giúp sinh viên thực hành và ứng dụng lý thuyết của các hợp chất có hoạt tính sinh học, nắm được lý thuyết quy trình tách chiết, thu nhận, hoặc tổng hợp và thực hiện được cách định tính, định lượng và khảo sát hoạt tính sinh học của một vài hợp chất có hoạt tính sinh học cơ bản. Ngoài ra, dựa trên kiến thức đã được giảng viên cung cấp, dựa trên các thí nghiệm đã tự tay thực hiện, sinh viên sẽ tự đề xuất quy trình tách chiết, hoặc tổng hợp thu nhận một hợp chất mục tiêu cụ thể, từ đó đánh giá và xử lý kết quả thí nghiệm. Cuối cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thí nghiệm. 

Đối với môn học này, sinh viên cần tham gia đầy đủ tất cả các buổi học, vắng 1 buổi sẽ không được đánh giá học phần. Cuối mỗi phần thực hành sẽ có một bài thu hoạch, sinh viên cần hoàn thiện các bài thu hoạch thì mới đủ điều kiện thi kết thúc học phần. 

Ngoài ra, tổng điểm quá trình 40%, cuối kỳ là 60%. Sinh viên cần phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, nắm được thao tác thí nghiệm, nắm được nội dung bài học để có được kết quả tốt nhất.

Giáo trình

1. Ngô Đại Nghiệp và cộng sự, Thực hành Các hợp chất có hoạt tính sinh học (lưu hành nội bộ, tùy theo năm)

2. Ngô Đại Nghiệp, Kỹ thuật Sinh hóa và ứng dụng, 2015, NXB Giáo dục.

Tài liệu tham khảo

1. Cannell, R.J.P. Natural products isolation, Humana Press, 1998.

2. Denisov, E. T., Afanasev, I. B. Oxidation and antioxidants in organic chemistry and biology. Taylor and Francis, 2006.

3. Lê Văn Đăng. Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên. NXB ĐHQG Tp.HCM. 2005.

4. Nguyễn Thiện Luân, Lê Doãn Diên, Phan Quốc Kinh. Các loại thực phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ở Việt nam. NXB Nông nghiệp

5. Các tài liệu là bài báo chuyên ngành

 
3
TC
41 BIO10408
Sinh hóa môi trường

Đây là học phần tự chọn định hướng trong giai đoạn chuyên ngành. Môn học cung cấp các khái niệm cơ bản về hoạt động và đường đi của các chất ô nhiễm. Các cơ chế xâm nhập, phân hủy, chuyển hóa, tích lũy và đào thải chất ô nhiễm. Khả năng phơi nhiễm sinh học, các dạng vận chuyển cần và không cần năng lượng, sự khuếch đại chất ô nhiễm trong cơ thể sinh vật; từ đó, sử dụng chúng để đánh giá chất lượng môi trường. Đây là nhóm sinh vật chỉ thị sinh học trong thử nghiệm độc học môi trường.

Sinh viên cần trang bị kiến thức nền tảng về Sinh học đại cương và Sinh hóa đại cương để nắm bắt kiến thức môn học dễ dàng. Sinh viên cần chú ý lắng nghe, tiếp nhận và phân tích thông tin để liên kết các kiến thức, phục vụ cho các bài tập và hai bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ.

2
TC
42 BIO10409
Hóa sinh y học

Học phần Hoá sinh Y học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Để học môn học này, sinh cần bắt buộc phải tích luỹ được môn Sinh hoá cơ sở. Kiến thức của Hoá sinh Y học sẽ được đề cập:

-       Chuyển hoá bình thường và bất thường của glucid, lipid, amino acid, protein, sự thăng bằng nước và điện giải trong cơ thể.

-       Các chỉ dấu ung thư và bệnh lý miễn dịch. 

-       Hoá sinh lâm sàng một số bệnh tim mạch, gan, thận và nội tiết. Các enzyme sử dụng trong lâm sàng

-     Liệu pháp điều trị cho các bệnh lý chuyển hoá bên trên.

 

Hình thức đánh giá môn học này với bài tập tại lớp (30%), bài tập về nhà (20%), thi cuối kỳ (50%). Sinh viên cần nghiêm túc làm bài tập và ôn lại kiến thức cũ để đạt hiệu quả tốt. Môn Hoá đại cương 3, Sinh hoá cơ sở sẽ là môn học đắc lực hỗ trợ Hoá sinh Y học.

Tài liệu tham khảo:

1)    Clinical chemistry and molecular diagnostics (Burtis C., 2006)

2)    Hoá sinh y học (Đại học Y Dược, 2010)

3)    Biochemistry / Richard A. Harvey, Denise R. Ferrier (5th Edition)

                    

 
2
TC
43 BIO10411
Quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm

Là môn học tự chọn tự do trong giai đoạn chuyên ngành giới thiệu cho sinh viên một cách khái quát các tiêu chuẩn về quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm phổ biến đang được các doanh nghiệp Việt Nam và các nước áp dụng (như ISO, SSOP,…) Đồng thời, cung cấp các kiến thức giúp sinh viên thiết lập và áp dụng hệ thống quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo các nguyên tắc HACCP của Codex Alimentarius Committee từ các thông tin tổng quan, các tiêu chí và quy trình xây dựng kế hoạch HACCP. đồng thời giới thiệu khái quát các.

Trong quá trình học, sinh viên được thực hành bằng việc tự xây dựng và tiến hành quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của một sản phẩm thực phẩm bất kỳ. Đây cũng là một trong những phần quan trọng góp phần vào đánh giá môn học bên cạnh việc báo cáo seminar và bài thi đánh giá cuối kỳ.

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên cần trang bị các kiến thức về sinh hóa và vi sinh cơ sở, hiểu rõ các nội dung chính của từng quy định, tiêu chuẩn khác nhau để áp dụng giải quyết các tình huống thực tế.

 

 

2
TC
44 BIO10412
Công nghệ lên men

Đây là môn học trong giai đoạn chuyên ngành cung cấp cho sinh viên những kiến thức về quá trình lên men, các thao tác nuôi cấy, phân lập, bảo tồn vi sinh vật trong công nghiệp, cách thức nghiên cứu và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng lên một quá trình lên men. Qua đó, sinh viên nhận thức vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghệ lên men trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống.

Nội dung chính của môn học bao gồm các nội dung: xác định được một quá trình lên men hoàn thiện về khía cạnh kỹ thuật, mô tả cấu trúc và chức năng cơ bản của bồn lên men công nghiệp, cách lựa chọn quy trình phát triển một chủng giống vi sinh vật ứng dụng cho lên men công nghiệp, phân tích và đánh giá được một quá trình lên men ở quy mô phòng thí nghiệm hoặc ở các qui mô lớn hơn; phân loại được các phương thức xử lý chất thải sau lên men.

Bên cạnh đó, môn học giúp sinh viên thành thạo kỹ năng làm việc nhóm, tích cực tham gia bài học, có ý thức bảo vệ môi trường khi làm trong lĩnh vực công nghệ lên men..

 

2
TC
45 BIO10413
Sinh hóa thực phẩm

Đây là môn học tự chọn tự do thuộc giai đoạn chuyên ngành. Học phần này sinh viên sẽ được ứng dụng một phần lý thuyết sinh hóa thực phẩm để thực hành trên các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 

Sinh viên sẽ được hướng dẫn nguyên tắc và thao tác thực hiện của một số phương pháp kiểm nghiệm trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, cụ thể là xác định chất lượng của bia, xác định một số chất phụ gia gây độc trong thực phẩm như hàn the (borate), ure, formol. Tiếp đến là ứng dụng một số chất phụ gia thực phẩm trong việc cải thiện chất lượng cảm quan các sản phẩm nước rau củ quả. Cuối cùng là ứng dụng đƣợc pectinase để làm trong nước rau quả. 

Sau mỗi bài sẽ có báo cáo kết quả, phân tích giải thích thí nghiệm, đánh giá cuối học phần chiếm 70% nên sinh viên cần phải xem bài kỹ trước khi đến lớp, chú ý thầy cô hướng dẫn cách phân tích, thao tác thí nghiệm và nắm chắc mỗi bài học của từng buổi để có thể đạt kết quả tốt nhất.

 
2
TC
46 BIO10415
Những vấn đề mới trong Sinh hóa học

Đây là môn học tự chọn tự do trong giai đoạn chuyên ngành, yêu cầu kiến thức nền tảng của môn Sinh Hóa. Đúng với cái tên môn học, Những vấn đề mới trong sinh hóa học sẽ cập nhật những cái “mới” trong lĩnh vực Sinh hóa học, đó có thể là những câu hỏi còn bỏ ngỏ, hay những công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn đối với khoa học và đời sống, hoặc đơn giản là những xu hướng nghiên cứu và khả năng ứng dụng của Sinh hóa hiện nay. Từ đó sinh viên có thể hiểu thêm về vị trí và tầm quan trọng của ngành này trong khoa học và trong đời sống hiện đại.

Với môn học này, sinh viên sẽ được rèn luyện thêm kỹ năng đọc và phân tích tài liệu chuyên ngành Tiếng Anh, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình. Bên canh đó, với hình thức kiểm tra cuối kỳ, sinh viên cần nắm vững và biết cách chắt lọc kiến thức trong quá trình lên lớp để có thể đạt được kết quả tốt nhất.

2
TC
47 BIO10416
Thực tập Các hợp chất có hoạt tính Sinh học

Đây là môn học tự chọn tự do thuộc giai đoạn chuyên ngành. Học phần này giúp sinh viên thực hành và ứng dụng lý thuyết của các hợp chất có hoạt tính sinh học, nắm được lý thuyết quy trình tách chiết, thu nhận, hoặc tổng hợp và thực hiện được cách định tính, định lượng và khảo sát hoạt tính sinh học của một vài hợp chất có hoạt tính sinh học cơ bản. Ngoài ra, dựa trên kiến thức đã được giảng viên cung cấp, dựa trên các thí nghiệm đã tự tay thực hiện, sinh viên sẽ tự đề xuất quy trình tách chiết, hoặc tổng hợp thu nhận một hợp chất mục tiêu cụ thể, từ đó đánh giá và xử lý kết quả thí nghiệm. Cuối cùng giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thí nghiệm. 

Đối với môn học này, sinh viên cần tham gia đầy đủ tất cả các buổi học, vắng 1 buổi sẽ không được đánh giá học phần. Cuối mỗi phần thực hành sẽ có một bài thu hoạch, sinh viên cần hoàn thiện các bài thu hoạch thì mới đủ điều kiện thi kết thúc học phần. 

Ngoài ra, tổng điểm quá trình 40%, cuối kỳ là 60%. Sinh viên cần phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp, nắm được thao tác thí nghiệm, nắm được nội dung bài học để có được kết quả tốt nhất.

Giáo trình

1. Ngô Đại Nghiệp và cộng sự, Thực hành Các hợp chất có hoạt tính sinh học (lưu hành nội bộ, tùy theo năm)

2. Ngô Đại Nghiệp, Kỹ thuật Sinh hóa và ứng dụng, 2015, NXB Giáo dục.

Tài liệu tham khảo

1. Cannell, R.J.P. Natural products isolation, Humana Press, 1998.

2. Denisov, E. T., Afanasev, I. B. Oxidation and antioxidants in organic chemistry and biology. Taylor and Francis, 2006.

3. Lê Văn Đăng. Chuyên đề một số hợp chất thiên nhiên. NXB ĐHQG Tp.HCM. 2005.

4. Nguyễn Thiện Luân, Lê Doãn Diên, Phan Quốc Kinh. Các loại thực phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ở Việt nam. NXB Nông nghiệp

5. Các tài liệu là bài báo chuyên ngành

 
1
TC
48 BIO10417
Thực tập Sinh hóa thực phẩm

Đây là môn học tự chọn tự do thuộc giai đoạn chuyên ngành. Học phần này sinh viên sẽ được ứng dụng một phần lý thuyết sinh hóa thực phẩm để thực hành trên các sản phẩm liên quan đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. 

Sinh viên sẽ được hướng dẫn nguyên tắc và thao tác thực hiện của một số phương pháp kiểm nghiệm trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm, cụ thể là xác định chất lượng của bia, xác định một số chất phụ gia gây độc trong thực phẩm như hàn the (borate), ure, formol. Tiếp đến là ứng dụng một số chất phụ gia thực phẩm trong việc cải thiện chất lượng cảm quan các sản phẩm nước rau củ quả. Cuối cùng là ứng dụng đƣợc pectinase để làm trong nước rau quả. 

Sau mỗi bài sẽ có báo cáo kết quả, phân tích giải thích thí nghiệm, đánh giá cuối học phần chiếm 70% nên sinh viên cần phải xem bài kỹ trước khi đến lớp, chú ý thầy cô hướng dẫn cách phân tích, thao tác thí nghiệm và nắm chắc mỗi bài học của từng buổi để có thể đạt kết quả tốt nhất.

1
TC
49 BIO10503
Kỹ thuật vi sinh

Là môn học trong giai đoạn chuyên ngành (tự chọn định hướng đối với chuyên ngành Vi sinh), môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về nguyên tắc, phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu vi sinh vật.

Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức để lý giải, chọn lựa các phương pháp nghiên cứu thích hợp cho từng đối tượng, mục tiêu, điều kiện cụ thể như

Phân biệt được các nhóm vi sinh vật chính thường gặp trong nghiên cứu vi sinh vật:

Prokaryote: vi khuẩn, xạ khuẩn, vi khuẩn lam

Eukaryote: nấm men, nấm mốc, nấm lớn, vi tảo

Các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu vi sinh vật

Các phương pháp chuyên sâu và hiện đại trong nghiên cứu vi sinh vật

Để hoàn thành tốt môn học, sinh viên chuẩn bị các kiến thức nền về đặc điểm sinh học vi sinh vật, các kiến thức và kỹ năng về tin học và ngoại ngữ.

 
3
TC
50 BIO10506
Kỹ thuật nhân giống vô tính cây trồng

Điều kiện tiên quyết để tham gia học phần này, sinh viên cần đáp ứng được sự tích luỹ các môn sinh học đại cương, sinh hoá học, sinh lý thực vật, di truyền thực vật, sinh học phân tử. Kiến thức môn kỹ thuật nhân giống vô tính thuộc khối kiến thức chuyên ngành, với những nội dung:

-       Kỹ thuật chọn giống cây trồng, kỹ thuật nhân nhanh giống cây ăn quả, kỹ thuật nhân nhanh giống hoa kiểng, kỹ thuật lai tạo ra giống cây mới, nhân giống cây dược liệu

-       Các bước pha chế môi trường nuôi cấy mô thực vật

-       Kỹ thuật lấy mẫu và xử lý mẫu mô thực vật ban đầu

Hình thức đánh giá dựa trên sự chuyên cần (10%), bài tập tại lớp (10%), seminar (30%), thi cuối kỳ (50%). Lớp học sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ phục vụ cho báo cáo thuyết trình. Sinh viên cần đi học đúng giờ và không trễ quá 10 phút. Tắt chuông và không sử dụng điện thoại trong suốt buổi học. Sinh viên phải có mặt trong tất cả các buổi seminar để cùng thảo luận với các nhóm khác.

Tài liệu tham khảo:

1)    Dương Công Kiên, 2002, Nuôi cấy mô tập I, NXB ĐHQG-HCM

2)    Dương Công Kiên, 2003, Nuôi cấy mô tập II, NXB ĐHQG-HCM

3)    Owen, H. R., T Miller R. A., 1992, An examination and correction of plant tissue culture basal medium for mulations, Plant cell tissue T organ culture.

4)    Reinert, J. T Yeoman M. M (Eds), 1982, Plant cell and tissue culture: A laboratory manuel, New York: Springer-verlag

5)    Robert H. Smith, 2000, Plant tissue culture: technique and Experiment, New York: Academic press, 2006

 
2
TC
51 BIO10507
Kỹ thuật trồng nấm và chế biến

Đây là một môn học trong giai đoạn chuyên ngành trang bị cho sinh viên những kiến thức sinh lý cơ bản của các loại nấm khác nhau và các kỹ thuật chính trong nuôi trồng nấm giúp sinh viên có thể vận dụng để tham gia sản xuất và tư vấn các vấn đề thực tế tại các cơ sở nuôi trồng - sản xuất nấm sau khi hoàn thành môn học.

Nội dung chính của môn học liên quan đến các vấn đề:

 Các kỹ thuật cơ bản khi trồng nấm

Các hiện tượng sinh lý cơ bản ở nấm trồng

Các nguyên nhân chính gây bệnh trên nấm

Các căn cứ lựa chọn được mô hình cơ sở sản xuất nấm phù hợp

 
2
TC
52 BIO10509
Vi sinh thực phẩm
  • Môn học cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về mối liên hệ giữa thực phẩm và vi sinh vật. Nội dung tìm hiểu trong môn học bao gồm:

    Lược sử vi sinh vật học thực phẩm.

    Một số vi sinh vật quan trọng trong vi sinh thực phẩm và nguồn gốc của chúng.

    Các mối liên hệ giữa vi sinh vật và với thực phẩm trong quá trình sinh trưởng, trao đổi chất và biến dưỡng của vi sinh vật diễn ra trong thực phẩm.

    Ứng dụng của vi sinh trong thực phẩm (lên men, bảo quản thực phẩm, tăng cường sức khỏe).

    Vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm và gây bệnh có nguồn gốc từ thực phẩm

    Một số phương pháp kiểm nghiệm vi sinh thực phẩm sẽ được trình bày cùng với các thông tin cơ bản về kiểm soát chất lượng thực phẩm về mặt vi sinh, bao gồm các quy định về an toàn thực phẩm và các vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay.

    Để học tốt môn này sinh viên cần có kiến thức cơ bản về vi sinh ở các môn học đại cương; chủ động làm việc nhóm và tìm hiểu tài liệu theo hướng dẫn của cán bộ giảng dạy kết hợp tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau để hiểu rõ hơn nội dung được yêu cầu tìm hiểu; tham dự học đầy đủ, tích cực và không làm việc riêng trong giờ học.

    Tài liệu tham khảo.

    1.     M. R. Adams and M. O. Moss (2005), Food microbiology 2nd ed., 2005, The Royal Society of Chemistry.

    2.     Bibek Ray and Arun Bhunia (2008), Fundamental Food Microbiology 4th ed., Taylor and Francis Group.

    3.     Mike Stringer (2005), Food safety objectives – role in microbiological food safety management.

    4.     Kiều Hữu Ảnh, Giáo trình Vi sinh vật học thực phẩm, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.


     

3
TC
53 BIO10510
Vi sinh thú y

Vi sinh thú y là môn học tự chọn tự do trong giai đoạn chuyên ngành, cần trang bị kiến thức nền tảng về cấu trúc tế bào, đặc tính sinh lý, sinh hóa của vi sinh vật, và kiến thức cơ bản về phân loại vi sinh vật. Môn học cung cấp kiến thức về các đặc điểm sinh học của nhóm vi sinh vật gây bệnh trong thú y, cơ chế lây nhiễm và gây bệnh của chúng, rút ra được bản chất của các bệnh truyền nhiễm ở động vật, từ đó hình thành các phương pháp phân tích (chẩn đoán, phát hiện,...) và các biện pháp phòng bệnh do VSV gây ra nhằm hạn chế những thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi cũng như ngăn chặn các mối nguy cơ lây nhiễm bệnh từ động vật sang người. 

Quá trình đánh giá môn học bao gồm seminar và thi cuối kỳ với hình thức trắc nghiệm giúp SV rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích, tổng hợp bài báo tiếng Anh, viết, trình bày và thuyết trình bài báo cáo, chắt lọc thông tin, phán đoán, nhận xét. 


 
3
TC
54 BTE10006
Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh vật

Môn học nhằm cung cấp kiến thức để hình thành kỹ năng và thái độ về các đối tượng vi sinh vật liên quan đến an toàn vệ sinh  thực phẩm,thức ăn chăn nuôi, nước và môi trường. Với kiến thức và kỹ năng được hình thành qua môn học, sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc trong các tổ chức về lĩnh vực kiểm nghiệm, đánh giá, giám định về chất lượng, an toàn thực phẩm, chất lượng thức ăn chăn nuôi, nước, môi trường; xét nghiệm bệnh cho người và động vật; các tổ chức khoa học về phương pháp phân tích thuộc các lĩnh vực nêu trên. Môn học bao gồm các nội dung chính như sau: 

Tổng quan về các vi sinh vật trong an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nước và môi trường;

Tổng quan và các yêu cầu về xác định vi sinh vật gây mất an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, nước và môi trường; 

Các yêu cầu về phương pháp phân tích, phòng thí nghiệm phân tích vi sinh vật, mẫu dùng cho phân tích.

Giới thiệu một số quy trình phân tích phổ biến đang áp dụng trong nước và trên thế giới.

Đảm bảo chất lượng phân tích vi sinh vật.

    Nội dung từng phần của môi học được cập nhật phù hợp với sự thay đổi theo yêu cầu thực tế trong nước và trên thế giới, phù hợp với tiến bộ của khoa học và kỹ thuật trong từng lĩnh vực liên quan.

Môn học được đánh giá thông qua các báo cáo seminar và bài kiểm tra cuối kỳ theo hình thức trắc nghiệm. Môn học tuy không quá khó nhưng lượng kiến thức trải rộng. Do đó, để học tốt sinh viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu tham khảo và ghi chép đầy đủ kiến thức thầy/cô truyền đạt thêm để có thể vận dụng tốt trong kỳ thi.

Tài liệu học tập:

  1. Phương pháp kiểm nghiệm Vi sinh thực phẩm, tác giả Nguyễn Tiến Dũng - (Giảng viên cung cấp).

  2. Nội dung bài giảng Phương pháp kiểm nghiệm Vi sinh thực phẩm, (dạng PowerPoint) Nguyễn Tiến Dũng - (Giảng viên cung cấp).

  

  1. Sách Phương pháp kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm, nước và mỹ phẩm, tác giả Trần Linh Thước, Nhà xuất bản Giáo dục.

Tài liệu tham khảo

 

1.      Joane M.W, Linda M. S, Christopher J.W – Microbiology- 7th Edition, Mc Graw Hill 2010.

2.      Patrick R.M et al – Manual of clinical Microbiology – Volume 1&2, 9th edition, ASM press 2010.

3.      Hui Y.H, Merle D.P, Gorham J. R – Foodborne disease handbook – Volume 1&2, 2nd Edition, Marcel Dekker Inc, 2010.

Trang website tham khảo

Bacteriological Analytical Manual (BAM):  http://www.fda.gov/Food/FoodScienceResearch/LaboratoryMethods/

Hội Vi sinh vật học Hoa Kỳ: http://www.asm.org/

Food microbiology: http://www.journals.elsevier.com/food-microbiology/

World Health Organization: https://www.who.int/

 

3
TC
55 BIO10602
Kỹ thuật di truyền

Môn học cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản và cái nhìn tổng quát về các kỹ thuật trong Di truyền - Sinh học phân tử. Nội dung môn học đề cập đến các vấn đề cơ bản của mỗi kỹ thuật: nguyên lý, các bước thực nghiệm chính và ý nghĩa của các bước này, cách nhận định kết quả và một số ứng dụng. Nhóm các kỹ thuật này gồm:

Các phương pháp tách chiết nucleic acid

Các phương pháp định tính và định lượng nucleic acid

Lai phân tử

PCR và các phương pháp khuếch đại DNA

Tạo dòng phân tử

Giải trình tự

Biến đổi và chuyển vật liệu di truyền

Để học tốt môn học này, sinh viên cần nắm rõ các kỹ thuật, có khả năng vận dụng và phối hợp các kỹ thuật để giải quyết một vấn đề trong nghiên cứu, trên thực tế. Sinh viên có thể rèn luyện khả năng này thông qua việc làm các bài tập nhóm sau mỗi buổi học. 

3
TC
56 BIO10603
Chọn giống cây trồng

Để tham gia môn học này, trước tiên sinh viên cần tích lũy kiến thức từ môn Sinh lý thực vật và Di truyền học. Môn Chọn giống cây trồng thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho sinh viên những hiểu biết về:

-       Khái niệm và vai trò của giống cây trồng, cơ sở di truyền của chọn giống.

-       Các phương pháp đánh giá thu thập vật liệu khởi đầu, nhập nội giống cây trồng

-       Nguyên lý và phương pháp chọn tạo giống cây trồng đối với các nhóm cây trồng (sinh sản vô tính, tự thụ, giao phấn).

    Phương pháp khảo nghiệm giống, đánh giá và sản xuất giống.

Hình thức đánh giá dựa trên bài tập tại lớp (10%), bài tập về nhà (20%), seminar (30%), thi cuối kỳ (40%). Sinh viên cần tham dự buổi học tối thiểu 75% và tham gia thảo luận, đặt câu hỏi. Lớp học sẽ được chia thành nhiều nhóm nhỏ để thuyết trình.

Tài liệu tham khảo:

1)    Giáo trình chọn giống cây trồng (Vũ Đình Hoà và cộng sự, 2005, NXB Nông nghiệp)

2)    Giáo trình chọn giống cây trồng (Luyện Hữu Chỉ và cộng sự, 1999, NXB Nông nghiệp)

3)    Giáo trình chọn giống cây trồng (Nguyễn Văn Hiển, 2000, NXB Giáo dục)

4)    Fundamentals of plant breeding and hybrid seed production (Agrawl R. L, 1998, ebook)

 
3
TC
57 BIO10604
Cơ sở di truyền chọn giống thực vật

Chọn giống cây trồng đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp và giải quyết các vấn đề lương thực toàn cầu. Những hiểu biết về di truyền phân tử giúp chọn giống thực vật được cách mạng hóa và đạt được nhiều thành công to lớn. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về  

Toán thông kê trong chọn giống thực vật

Cơ sở di truyền để phân tích tính trạng nông học như xây dựng bản đồ di truyền và phát triển DNA marker.

Sử phần mềm để lập bản đồ QTL, thiết kế chương trình chọn giống dựa trên marker phân tử. 

Gây đột biến và sàng lọc đột biến bằng những công cụ phân tử. 

Vânj dụng kiến thức phân tử để xây dựng quy trình chuyển gen vào thực vật. 

 

Đây là môn học tự chọn định hướng cho sinh viên chuyên ngành di truyền học.

Tài liệu tham khảo: 

Giáo trình:

1. Current Technologies in Plant Molecular Breeding, Hee-Jong   Koh, 2015,

Tài liệu tham khảo

1. Plant Biotechnology  and genetics, C. Neal Stewart, Jr, 2016.

2. Advances in Plant Breeding Strategies: Breeding, Biotechnology and Molecular Tools, Jameel   M.   Al-Khayri, 2015.

 
3
TC
58 BTE10308
Sinh học phân tử trong y dược

Đây là môn học thuộc giai đoạn chuyên ngành trang bị cho sinh viên các kiến thức về nguyên tắc và ứng dụng sinh học phân tử trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe. Thông qua các bài giảng trên lớp, giảng viên lần lượt giới thiệu cho sinh viên về kiến thức nền tảng về mặt cơ chế, các ví dụ liên quan trên thực tế của các nội dung chính như:

Phân tích kiểu gen, tính đa hình của DNA

Xác định gen gây bệnh và nghiên cứu gen gây bệnh in vitro và in vivo 

Epigenetics

Ung thư

Chẩn đoán phân tử

Protein trị liệu

Đồng thời sinh viên sẽ tìm hiểu thêm các ứng dụng của các chủ đề này thông qua phần làm việc nhóm và báo cáo seminar, lắng nghe và thảo luận các phần báo cáo của các nhóm khác.

Để học tốt môn này, sinh viên cần nắm chắc các kiến thức về Sinh học phân tử Đại cương, Kỹ thuật di truyền. Đồng thời sinh viên cũng nằm vững các kiến thức về cơ chế phân tử của các chủ đề trong y học hiện nay như ung thư, epigenetics… từ đó vận dụng để liên kết các kiến thức lại với nhau để nắm bắt và hoàn thành tốt chương trình môn học.



 
3
TC
59 BTE10109
Công nghệ sinh học trong sản xuất protein tái tổ hợp

Môn học chuyền tải các kiến thức và kỹ thuật về tiến trình nghiên cứu và sản xuất protein tái tổ hợp. Đồng thời, môn học còn giúp sinh viên hình dung, củng cố và áp dụng các kiến thức đã được học như kỹ thuật gene, sinh hóa và vi sinh vào quá trình sản xuất protein tái tổ hợp. Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên sẽ nắm rõ và vận vận dụng được những nội dung trọng tâm sau:

Biết được chiến lược trong sản xuất protein tái tổ hợp (quy trình chính và kỹ thuật liên quan)

Nắm được các hệ thống biểu hiện protein

Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật và các bước tách chiết, thu nhận, tinh chế protein, bảo quản và đánh giá protein

Sinh viên được đánh giá thông qua điểm bài tập trên lớp, điểm thi giữa kỳ và cuối kỳ. Để học tốt môn này, sinh viên cần nắm được cái kiến thức cơ bản về các môn học liên quan đã được nêu ở trên để có thể vận dụng tốt nhất vào môn học.

Tài liệu tham khảo

  Production of Recombinant Proteins, Gerd Gellissen, Wiley VCH, 2010

 
3
BB
60 BTE10205
Sinh hóa học thực vật

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các phản ứng, biến đổi sinh hóa trong thực vật để làm nền tảng cho các môn học khác. Sinh viên sẽ tích lũy được những kiến thức trọng tâm khi tham gia khóa học, bao gồm: Tế bào sinh hóa thực vật; Quang hợp và năng lượng sinh học; Ty thể - nhà máy năng lượng tế bào; Sự tổng hợp và vai trò carbohydrate, lipid thực vật;  Chu trình, sự đồng hóa và vai trò của nitrogen, sulfur thực vật; Các hợp chất thứ cấp và alkaloid; Isoprenoids, phenylpropanoids và hormone thực vật.

Môn học yêu cầu sinh viên cần đọc thêm tài liệu để vận dụng vào bài tập tốt hơn. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng trình bày báo cáo seminar. Sinh viên được đánh giá thông qua điểm bài báo cáo và thi cuối kỳ theo hình thức trắc nghiệm.

 
3
TC
61 BTE10207
Tương tác thực vật

Môn học cung cấp các kiến thức liên quan đến mối liên hệ và tương tác của thực vật với các yếu tố vô sinh, hữu sinh của môi trường. Các đáp ứng của thực vật đối với các tác nhân từ môi trường sống. Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên sẽ nắm được những nội dung trọng tâm như sau:

Hiểu được các khái niệm, kiến thức về sự tương tác của thực vật với môi trường và sinh giới

Các đáp ứng của thực vật đối với các tác nhân như côn trùng, động vật ăn thực vật, ô nhiễm môi trường, và các thay đổi môi trường sống do tác động của con người và biến đổi khí hậu.

Biết về sự tương tác của thực vật và vi sinh vật như nấm và vi khuẩn.

Từ đó sinh viên có thể tìm hiểu và vận dụng các kiến thu thập được vào cuộc sống và công việc của mình trên tinh thần bảo vệ thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ tốt môi trường sống. 

Để học tốt môn này, sinh viên cần tích cực trao đổi với giảng viên để hiểu rõ trọng tâm kiến thức môn học. Sinh viên được đánh giá thông qua điểm seminar hoặc bài tập và thi cuối kỳ.

 
2
TC
62 BTE10210
Bệnh lý học thực vật

Đây là môn học trong giai đoạn chuyên ngành nhằm giúp sinh viên nắm được một số khái niệm bệnh lý cơ bản trên cây trồng. Môn học cung cấp tầm nhìn tổng quát về hoạt động sản xuất cây trồng cùng các vấn đề phát sinh do nấm, nấm trứng, vi khuẩn, phytoplasma, virus, viroid, tuyến trùng. Với mỗi nhóm tác nhân gây bệnh, sinh viên sẽ được tiếp xúc với các khái niệm, ví dụ thường gặp ở Việt Nam, dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và phòng trừ. Cơ chế gây bệnh ở nhiều mức độ khác nhau và cơ chế phòng trừ cũng sẽ được thảo luận với đích đến hướng về nền sản xuất, canh tác bền vững hơn. Bên cạnh module lý thuyết, sinh viên sẽ phải thực hiện 5 bài tập xây dựng dự án nhằm phát triển kỹ năng tư duy giải quyết vấn đề.

 
2
TC
63 BTE10302
CNSH Động vật

Môn học giới thiệu một cách tổng quát nội dung chính về các ứng dụng của công nghệ sinh học trên người và động vật như:


Công nghệ tế bào gốc

Kỹ thuật nuôi cấy tế bào động vật

Các kỹ thuật dùng trong chẩn đoán phân tử 

Công nghệ sinh học trong chăn nuôi

Công nghệ hỗ trợ sinh sản 

Động vật biến đổi gen

Công nghệ sinh dược phẩm

Vật liệu y sinh

Đồng thời, môn học còn truyền tải các vấn đề đạo lý liên quan đến việc sử dụng các kỹ thuật và nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực công nghệ sinh học động vật. 

Đây là môn học tự chọn trong giai đoạn chuyên ngành dành cho sinh viên cả hai ngành Sinh học và Công nghệ Sinh học. Môn học giúp sinh viên có kiến thức bao quát và kết nối được các nội dung của nhiều môn học khác nhau của công nghệ sinh học động vật qua các bài giảng của nhiều giảng viên khác nhau. 

 
3
TC
64 BTE10303
Công nghệ tế bào gốc

Tế bào gốc đang được đánh giá có tiềm năng to lớn trong sự phát triển công nghệ sinh học hiện nay. Do đó, môn học Công nghệ tế bào gốc chuyển tải cho sinh viên những kiến thức cơ bản và cách ứng dụng tế bào gốc trong các lĩnh vực như y học, dược - mỹ phẩm, công nghiệp,...Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên sẽ nắm được những kiến thức trọng tâm như sau:

Khái niệm và phân loại tế bào gốc

Các cách thu nhận tế bào gốc

Mô tả được các cơ chế phân tử và tế bào của tế bào gốc

Biết được các kỹ thuật nuôi cấy, phân lập và bảo quản tế bào gốc

Ứng dụng của tế bào gốc trong các lĩnh vực khác nhau 

Giải thích được sự dung nạp miễn dịch và bệnh tự miễn

Ở môn học này, sinh viên được kiểm tra kiến thức thông qua các bài kiểm tra với hình thức trắc nghiệm, điền khuyết và giải quyết tình huống. Do đó, để học tốt, sinh viên cần nắm kỹ kiến thức bài giảng để có thể vận dụng giảng quyết tình huống một cách nhanh nhạy nhất. 

2
TC
65 BTE10304
Miễn dịch bệnh

Môn học truyền tải kiến thức khái quát về cơ chế dung nạp miễn dịch, cơ chế gây bệnh tự miễn, quá mẫn, và quá trình đáp ứng miễn dịch đối với khối u, cơ quan cấy ghép. Ngoài ra, môn học còn cung cấp kiến thức về một số kỹ thuật thông dụng trong nghiên cứu miễn dịch học. Các nội dung trọng tâm sinh viên có thể nắm được là: 

Hiểu được sự dung nạp miễn dịch và bệnh tự miễn

Giải thích được đáp ứng miễn dịch đối với khối u và cơ quan cấy ghép

Giải thích được đáp ứng miễn dịch của bệnh quá mẫn

Biết được một số kỹ thuật thông dụng trong nghiên cứu miễn dịch học

Sinh viên được đánh giá kiến thức thông qua điểm thành phần trên lớp, báo cáo seminar và điểm thi cuối kỳ. 

Sinh viên cần học môn Miễn dịch học phân tử và tế bào trước khi học môn này.

Tài liệu tham khảo

Trần Văn Hiếu. Miễn dịch học, chức năng và các bất thường của hệ miễn dịch. NXB ĐHQG, 2015.

Current protocols in Immunology. Wiley Online Library, 1990-2020.



2
TC
66 BTE10305
Dược liệu học

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về nguồn dược liệu của Việt Nam hiện nay. Đồng thời, giới thiệu một số loại hợp chất chủ yếu thường có trong dược liệu và công dụng của chúng trong y học. Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên sẽ nắm được những nội dung cơ bản sau:

Khái quát về nguồn dược liệu, nhu cầu, tiềm năng và sử dụng ở Việt Nam hiện nay

Một số hợp chất thường có trong dược liệu và một số phương pháp chiết xuất và kiểm nghiệm dược liệu. 

Ứng dụng các phương pháp chiết xuất phân lập để sản xuất cao thuốc, các hợp chất.

Công dụng của các dược liệu trong điều trị

Nắm được các lý thuyết trong dược cổ truyền và áp dụng chúng trong đời sống.

 
2
TC
67 BTE10309
Công nghệ hỗ trợ sinh sản

Mục tiêu chính của môn học là cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về ứng dụng của công nghệ sinh học trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản bao gồm: Khái niệm, kỹ thuật chuyên sâu và các phương pháp điều trị cho từng trường hợp. Đồng thời, môn học còn giúp sinh viên có cơ hội biết được những quy trình hỗ trợ sinh sản đầy đủ, hiện đại đang được ứng dụng ở các bệnh viện trên thế giới. Từ đó, sinh viên có thể định hướng cho mình những công việc phù hợp sau này.

Thông qua môn học, sinh viên sẽ nắm được những nội dung chính sau:

Mô tả được quá trình chuẩn bị và đánh giá tinh dịch; cơ chế gây siêu bài noãn

Mô tả kỹ thuật thụ tinh nhân tạo; quá trình nuôi cấy và đánh giá chất lượng phôi

Biết được vai trò của đông lạnh trong công nghệ hỗ trợ sinh sản và mô tả được kỹ thuật đông lạnh tinh trùng, trứng, phôi

Trình bày được kỹ thuật vi thao tác và phương pháp chẩn đoán trước làm tổ

Sinh viên được đánh giá kiến thức tổng quát thông qua bài thi cuối kỳ. 

 
2
TC
68 BTE10310
Sinh lý học người

Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát và chuyên sâu về các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể con người. Cụ thể những nội dung sinh viên cần nắm vững sau khi hoàn tất môn học như sau: Hiểu được sinh lý máu (các loại tế bào máu và vai trò) và sự tuần hoàn máu (hoạt động của hệ tim mạch); Biết được các kiến thức về hệ tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục, nội tiết (các phản ứng sinh hóa, enzyme tham gia và điều chỉnh hormone); Nắm được các kiến thức về tế bào thần kinh và hoạt động của hệ thần kinh (các cơ chế truyền tin để đáp ứng kích thích của hệ thần kinh), sự dẫn truyền hưng phấn thần kinh-cơ.

Sinh viên được đánh giá thông qua điểm quá trình và điểm thi cuối kỳ.

 
2
TC
69 BTE10406
Kỹ nghệ mô

Môn học cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ nghệ mô dựa trên những công trình nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước. Từ đó, giúp sinh viên có khả năng ứng dụng các nguyên tắc của khoa học sự sống, y học tái tạo, kỹ thuật sinh học và công nghệ sinh học hiện đại nhằm phát triển các vật liệu thay thế sống (mô kỹ nghệ) cho mô thương tổn hoặc khiếm khuyết ở người.

Sau khi hoàn tất môn học, sinh viên cần nắm vững những nội dung trọng tâm như: Phân loại, so sánh được ưu điểm - nhược điểm của vật liệu làm khung nâng đỡ và nguồn tế bào trong kỹ nghệ mô; Biết được các phương pháp chế tạo, khử trùng khung nâng đỡ và phương pháp nuôi cấy mô kỹ nghệ tạo thành; Hiểu được cơ chế tương tác giữa khung nâng đỡ và tế bào, giữa mô tái tạo và cơ thể; Biết cách thiết kế và xây dựng chiến lược tái tạo mô cụ thể.

Bên cạnh đó, môn học còn giúp các bạn sinh viên rèn luyện, phát triển được tư duy phản biện, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và thảo luận thông qua các bài báo cáo seminar. Sinh viên được đánh giá thông qua các điểm thành phần trên lớp, điểm báo cáo và thi cuối kỳ.

2
TC
70 BTE10405
Mô học

Mô học nghiên cứu về cấu trúc ở mức độ hiển vi của tế bào, mô và cơ quan đặt trong mối quan hệ với chức năng của chúng. Môn học Mô học sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về mô và cách nhận diện các loại mô khác nhau. Theo đó, môn học này được chia thành 7 phần, bao gồm các nội dung về mô học tổng quan, cấu trúc cơ bản của mô, đặc trưng của các loại mô của cơ thể và mô học ứng dụng. 

Với môn học này, sinh viên sẽ nắm được cơ sở, phương pháp nghiên cứu mô học, cách xây dựng quy trình chuẩn bị tiêu bản. Dựa vào kiến thức đã được giới thiệu ở học phần Thực tập Sinh học Đại cương 1, sinh viên sẽ được tìm hiểu sâu về đặc điểm các loại mô như: biểu mô, mô liên kết, mô thần kinh, mô cơ và mô máu, từ đó phân biệt chúng trên các hình ảnh, tiêu bản. Từ các kiến thức nền tảng đó, tìm hiểu về ứng dụng của mô học trong nghiên cứu.

Đây là môn học tự chọn tự do, thuộc chuyên ngành Công nghệ Vật liệu sinh học - ngành Công nghệ Sinh học. Trong đó, tỷ trọng đánh giá quá trình học tập chiếm 60% (bao gồm bài tập trên lớp, bài tập giải quyết tình huống và seminar) và thi kết thúc học phần chiếm 40%. 

 
2
TC
71 BTE10306
Nhập môn miễn dịch học phân tử & tế bào

Môn học khái quát về hệ thống các thành phần tham gia vào đáp ứng miễn dịch trong cơ thể, các cơ chế đáp ứng miễn dịch và thảo luận về sự phát triển vaccine. Sau khi hoàn tất khóa học, sinh viên sẽ nắm được những nội dung trọng tâm sau:

Khái niệm về miễn dịch học; các thành phần cơ quan, phân tử trong hệ thống miễn dịch

Miễn dịch bẩm sinh

Trình diện kháng nguyên cho lympho bào và quá trình nhận biết của lympho bào

Cơ chế phân tử của việc hình thành thụ thể đặc hiệu kháng nguyên

Cơ chế đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Cơ chế đáp ứng miễn dịch dịch thể

Ứng dụng của miễn dịch học trong chế tạo vaccine

Môn học cung cấp nhiều kiến thức thú vị, mới lạ nhưng cũng rất “khó nhằn”. Do đó, sinh viên cần tập trung chú ý nghe thầy/cô giảng bài và rèn luyện cách ghi nhớ hiệu quả để học tốt môn này. Môn học được đánh giá thông qua các bài kiểm tra trên lớp theo phương thức trắc nghiệm, điền khuyết, bài tập về nhà và tự luận ngắn cuối kỳ. 

Tài liệu tham khảo

Trần Văn Hiếu. Miễn dịch học, chức năng và các bất thường của hệ miễn dịch. NXB ĐHQG, 2015.

 
3
TC
Tổng cộng 158
THÔNG TIN GIỚI THIỆU MÔN HỌC
Thông tin giới thiệu môn học
STT Mã HP Tên học phần Số TC BB/TC
1
Thông tin giới thiệu môn học
0
TC
Tổng cộng 0
Chương trình ngành Sinh học
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273