Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên

Cơ sở 1: 227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh

Cơ sở 2: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh

Thông báo Hội thảo khoa học

13:44, 02/11/2016
1141
0
Thông báo Hội thảo khoa học

Thông báo Hội thảo khoa học

Lịch Sử Gen Học Của Trực Khuẩn Lỵ Shigella Dysenteriae Type 1

Diễn giả chính: TS-BS François-Xavier Weill (Giám đốc nghiên cứu, Viện Pasteur Paris, Pháp)
Tóm tắt nội dung
Một cuộc khảo sát khoa học quy mô lớn đã cho phép tìm ra dấu vết lịch sử của trực khuẩn gây bệnh lỵ, một trong những tai hoạ khủng khiếp nhất của nhân loại trong các thế kỉ XVIII-XIX. Cuộc khảo sát này đã tiến hành phân tích hệ gen của trên 330 chủng vi khuẩn Shigella dysenteriae type 1, phân lập từ 1915 đến 2011, do 35 viện nghiên cứu quốc tế thu thập tại 66 quốc gia. Kết quả cho thấy loại vi khuẩn hiện đang hoành hành tại châu Phi và châu Á có nguồn gốc rõ ràng từ châu Âu: trong vòng chưa đầy 20 năm, từ 1889 đến 1903, vi khuẩn S. dysenteriae từ châu Âu đã bắt đầu lan ra châu Mỹ, châu Phi và châu Á ; nguyên nhân chính của hiện tượng này rất có thể là sự gia tăng mạnh mẽ các dòng dịch chuyển dân cư do di dân từ châu Âu sang châu Mỹ, cũng như do các cuộc xâm chiếm thuộc địa tại châu Phi và châu Á, và hiển nhiên tất cả đã được thúc đẩy nhanh hơn với sự phát triển của ngành giao thông hàng hải bằng tàu thuỷ hơi nước và sự ra đời của Kênh đào Suez năm 1869. Vào thế kỉ XX, vi khuẩn này lại được phát hiện ở châu Âu trong cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là trong chiến dịch Dardanelles (1915-1916), nơi dịch bệnh này đã góp phần không nhỏ vào sự thất bại của quân đồng minh, rồi sau đó là tại Trung Âu trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, trước khi biến mất hoàn toàn khỏi lục địa này. Ngược lại, vi khuẩn này tiếp tục lan rộng tại châu Á, châu Phi và châu Mỹ dưới dạng dịch bệnh cấp (500.000 trường hợp tại Trung Phi giai đoạn 1969-1972). Trong suốt thế kỉ XX, Ấn Độ trở thành ổ dịch dữ
dội nhất, là nơi khởi sinh nhiều đợt dịch bệnh khác nhau lan truyền ra tận châu Phi và Đông Nam Á. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, từ 1965 đến 1990, 99 % chủng trực khuẩn lỵ trở nên kháng kháng sinh, và nhất trí rằng cần phải tìm ra một loại vaccin hữu hiệu hơn.
Các đơn vị bảo trợ tổ chức
• Hội Cựu học viên Viện Pasteur (Association des anciens élèves de l'Institut Pasteur – AAEIP)
• Viện Pasteur Paris (Pháp)
• Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF)
Thời gian và địa điểm
Hội thảo bắt đầu lúc 10 h 00 (giờ Paris), tức 16 h 00 (giờ Hà Nội), ngày 15/11/2016.
Diễn giả trình bày qua hệ thống hội thảo truyền hình tại đầu cầu chính tại Paris. Các đầu cầu khác tham
dự thông qua các Campus numérique francophone (CNF) của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF).
Ngôn ngữ và tài liệu
Ngôn ngữ trao đổi chính là tiếng Pháp. Tài liệu tải về tại: http://www.aaeip.fr/visioconferences.htm.
Để đăng kí tham dự tại đầu cầu TP. HCM, xin vui lòng liên hệ:

Nguyễn Tấn Đại
Campus AUF TP. HCM
Phòng 4.2, 49 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM
ĐT: 08. 38 27 95 50 - Fax: 08. 38 27 95 51
ĐTDĐ: 09 89 06 49 51
E-mail: nguyen.tan.dai@auf.org
Hoặc điền phiếu đăng kí trực tuyến tại: goo.gl/ba9nFr. Hạn chót: 07/11/2016.

Người đăng

Sa Phạm

Người viết : admin
Ý kiến bạn đọc
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273
  • (028) 38 355 273