Để đánh giá tiềm năng của tiếp cận DNA môi trường (eDNA) trong việc giám sát sự đa dạng của cá, nước đã được lấy mẫu tại 15 điểm dọc theo độ mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và dọc theo 1500km của dòng chính, từ Việt Nam qua Campuchia đến Thái Lan và Lào. Tổng cộng 287 loài cá, trong đó 158 loài được xác định dựa vào các trình tự tham chiếu có sẵn trong Ngân hàng Gene. Ba tập hợp loài chính đặc trưng: tập hợp loài biểu hiện sự chuyển đổi từ điều kiện nước lợ sang nước ngọt ở vùng duyên hải Đồng bằng Sông Cửu Long, tập hợp loài nước ngọt Tonle Sap đến sông Bassac và tập hợp loài nước ngọt nội địa từ Kampong Cham ngược lên thượng nguồn. Thác Khone, được cho là một rào cản phân tán cá quan trọng nhưng thực tế khảo sát không phản ánh vai trò này. Từ 60% đến 95% các loài cá là di cư trong nước ngọt (potamodromous). Nghiên cứu tiên phong về eDNA sông Mê Kông ở quy mô địa lý và sinh thái này đã khẳng định rõ ràng tiềm năng của phương pháp này trong việc giám sát sinh thái và đa dạng sinh học. Nó cũng cho thấy sự cần thiết phải nhanh chóng xây dựng một thư viện mã vạch cá Mê Kông đầy đủ để cho phép phân định loài chính xác hơn. Những khảo sát eDNA sắp tới có thể cho biết môi trường sinh thái của các loài cá khác nhau, điều này rất quan trọng để dự đoán tác động của việc xây dựng đập ngăn mặn hoặc phát điện trên sông Mê Kông trong tương lai.
Thông tin chi tiết hơn về kết quả nghiên cứu của công trình được trình bày trong bài báo sau: Durand, J.-D.; Simier, M.; Tran, N.T.; Grudpan, C.; Chan, B.; Nguyen, B.N.L.; Hoang, H.D.; Panfili, J. Fish Diversity along the Mekong River and Delta Inferred by Environmental-DNA in a Period of Dam Building and Downstream Salinization. Diversity 2022, 14, 634. https://doi.org/10.3390/d14080634;
Link: https://www.mdpi.com/1424-2818/14/8/634